8 Triệu Chứng Nhiễm Vi Khuẩn Hp Gây Bệnh Dạ Dày Cần Nên Biết
Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn gây viêm mãn tính ở dạ dày và tá tràng, đây cũng là nguyên nhân gây truyền nhiễm phổ biến trên thể giới. Bình thường, vi khuẩn Hp tồn tại trong lớp màng nhầy của dạ dày tá tràng, chúng có thể yên vị ở đó không gây hại gì. Nhưng khi gặp "thời cơ" như: Độ Ph dạ dày mất ổn định, sức đề kháng cơ thể kém,... vi khuẩn Hp sẽ nhanh chóng phát triển và tấn công vào trong niêm mạc bao tử gây nên các vết loét.
Các bệnh đường tiêu hóa do vi khuẩn Hp thường gặp là viêm đau dạ dày, loét và chảy máu trong dạ dày, nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày. Chưa hết, vi khuẩn này còn có thể làm hại đến cơ quan lận cận và dẫn đến bệnh tiểu đường, bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim...
8 triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp gây bệnh dạ dày
hoạt động trong dạ dày sẽ làm cho cơ thể xuất hiện hàng loạt các triệu chứng bất thường. Cụ thể đó là các triệu chứng sau:
1). Đau bụng
Người bệnh nhiễm khuẩn Hp thường có dấu hiệu đau bụng, nhất là đau ở vùng thượng vị. Ngoài cảm giác đau quặn thắt bệnh nhân còn thấy nóng rát, cơn đau khó chịu này xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào nhưng thường xảy ra nhiều nhất lúc bụng đói hoặc sau khi dùng bữa.
2). Cảm giác chướng bụng, đầy hơi
Vi khuẩn Hp làm cho người bệnh có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, mặc dù dạ dày lúc này đang rỗng. Triệu chứng này thường tìm thấy ở thời điểm lúc đói, sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Đặc biệt sẽ rõ ràng hơn sau khi người bệnh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào hay sử dụng bia rượu... Đây cũng là lý do khiến người bệnh tít khi cảm thấy đói bụng, khi ăn cũng ăn với một lượng rất nhỏ.
3). Ợ nóng và trào ngược
Ợ nóng và cảm giác trào ngược là một trong những triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp phổ biến. Ợ nóng kéo theo cảm giác đau rát từ bụng đến cổ khiến người bệnh rất khó chịu.
4). Buồn nôn, nôn ói thường xuyên
Có thể bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp khi phát hiện thấy bản thân có dấu hiệu buồn nôn và nôn ói thường xuyên. Khi nôn không ra thức ăn mà chủ yếu là nước và chất dịch ở dạ dày, chất nôn có màu thẫm gần như đen. Đó có thể là máu đông ở vét loét dạ dày cho vi khuẩn Hp gây nên.
5). Rối loạn tiêu hóa
Ảnh hưởng của vi khuẩn Hp lên đường tiêu hóa là gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Người bệnh có thể bị tiêu chảy khi lượng nước dư thừa được bài tiết vào ruột. Hoặc một số trường hợp có thể bị táo bón khi vi khuẩn Hp làm ngưng trệ quá trình sản xuất axit dạ dày để tiêu hóa thức ăn.
6). Hôi miệng
Thức ăn bị hư hỏng do quá trình tiêu hóa không được thực hiện suôn sẻ có thể sinh hơi, dưới tác động của vi khuẩn Hp sẽ tạo nên mùi hôi bốc lên miệng.
7). Mệt mỏi, cơ thể suy nhược
Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp gây ra bệnh dạ dày làm cho cơ thể người bệnh trở nên mệt mỏi, chán ăn, tiêu hóa kém, dẫn đến tình trạng giảm cân không chủ ý. Một số trường hợp có thể bị rối loạn tâm trạng.
8). Màu sắc của phân
Tình trạng phân có thể phản ánh một phần nào đó sức khỏe của bạn. Khi mắc bệnh vi khuẩn Hp, phân của chúng ta cũng có những hiện tượng bất thường.
Lúc này phân có thể lẫn thêm cả máu nên có màu đỏ đồng thời tình trạng phân có lúc cứng, có lúc lại nát. Nhiều trường hợp phân kèm thêm nước hoặc ra phân dạng loãng như tiêu chảy.
⇒ Nhận biết sớm các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp và tiến hành khám bệnh sớm để được chẩn đoán xác định, đồng thời tìm ra hướng giải quyết thích hợp là việc làm cần thiết và quan trọng để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng nề, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
Biến chứng nhiễm vi khuẩn Hp gây bệnh dạ dày
Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách, tình trạng kéo dài có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh. Cụ thể sau đây là những biến chứng mà khi bị nhiễm vi khuẩn Hp chúng ta thường hay mắc phải:
- Viêm niêm mạc dạ dày: Ban đầu tình trạng viêm niêm mạc dạ dày chỉ ở giai đoạn cấp tính với các biểu hiện: buồn nôn, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi... Nếu người bệnh chủ quan hoặc không có biện pháp đúng thì sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Nếu vi khuẩn Hp không được kiệm soát sẽ ngày càng tác động sâu vào niêm mạc dạ dày gây chảy máu dạ dày - tá tràng. Ban đầu bệnh không nguy hiểm lắm nhưng tình trạng chảy máu không được kiểm soát sẽ gây thiếu máu, dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
- Ung thư dạ dày: Đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất khi vi khuẩn Hp tấn công dạ dày. Tình trạng viêm loét dạ dày lâu ngày sẽ dẫn đến ung thư dạ dày. Do các biểu hiện của bệnh khá đơn giản và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như: chướng bụng đầy hơi, đau tức thượng vị, ợ chua... nên việc nhận biết giai đoạn ung thư còn khá hạn chế, đến khi phát hiện thì bệnh đã đến giai đoạn nặng. Bệnh ung thư dạ dày nếu không được kiểm soát tốt sẽ d 851;n đến nguy cơ tử vong rất cao.
Chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Hp bằng cách nào?
Để chẩn đoán liệu cơ thể bạn có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không, ngoài các triệu chứng lâm sàng đã được đề cập trên. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp chẩn đoán sau:
# Xét nghiệm máu
Dựa vào kết quả xét nghiệm máu của bạn có kháng thể Hp hay không để bác sĩ đưa ra kết luận.Tuy nhiên đây không phải là phương pháp tối ưu nhất. Bởi vì, trong một số trường hợp, kháng thể Hp có trong máu suy giảm quá chậm dẫn đến trường hợp vi khuẩn đã tiêu diệt hết nhưng kết quả kiểm tra nồng độ kháng thể Hp vẫn còn. Vì vậy đây không phải là biện pháp tối ưu nhất nếu như bạn muốn biết cơ thể mình có chứa vi khuẩn Hp hay không.
# Phương pháp Clo - Test
Dùng hóa chất để thử nghiệm, bằng phương pháp nội soi bác sĩ sẽ có được mẫu thử của bệnh nhân. Tiến hành cho mẫu thử tiếp xúc với hóa chất để theo dõi hiện tượng, nếu xuất hiện đổi màu chứng tỏ dương tính với khuẩn Hp.
Biện pháp này thường được sử dụng với các bệnh nhân sau khi nội soi dạ dày có tổn thương viêm hoặc loét. Nhiều trường hợp bác sĩ cũng chỉ định sử dụng cách xét nghiệm này nếu thấy bệnh nhân phù hợp.
# Phương pháp test hơi thở
Đây là một biện pháp cho hiệu quả chuẩn đoán chính xác cao lên tới 98%, nên được sử dụng hầu hết ở các bệnh viện lớn nước ta. Tuy nhiên đối tượng là thai phụ hoặc bà mẹ đang cho con bú không được thực hiện quy trình xét nghiệm HP này. Những người còn lại cần ngưng dùng các loại thuốc kháng sinh trong vòng 1 tháng trước khi được tiến hành test. Quy trình được tiến hành theo các bước sau:
- Bệnh nhân được cho uống thuốc Ure 14c 1 viên.
- Cần ngồi trong vòng 15 phút để thuốc có hiệu quả.
- Tiến hành kiểm tra hơi thở, bệnh nhân thổi liên tục vào thẻ xét nghiệm trong vòng 3 đến 5 phút.
- Nhờ vào thiết bị chuyên dụng bác sĩ rút ra được kết luận.
# Xét nghiệm nước bọt, nước tiểu hoặc phân của người bệnh
Vì vi khuẩn Hp có thể nằm trong nước bọt, nước tiểu và phân nên thông qua các xét nghiệm phân tích, chúng ta có thể thấy sự xuất hiện của loại vi khuẩn này. Thông qua các xét nghiệm, người ta có thể xác định được vi khuẩn Hp có nằm trong đường tiêu hóa hay không. Xét nghiệm này được thực hiện với trường hợp bệnh nhân thường xuyên có triệu chứng đau bụng, đầy hơi, thường xuyên buồn nôn và ợ hơi...
Tiến hành lấy mẫu vật rồi đem đi xét nghiệm, cách này không được dùng nhiều vì những hạn chế nhất định, chẳng hạn như độ nhạy của phản ứng không cao, giá thành tương đối lớn, các bước thực hiện phức tạp.
Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách thực hiện các chú ý sau:
- Vệ sinh cá nhận là bước đầu tiên trong việc giảm lây truyền vi khuẩn Hp dạ dày từ người này sang người khác. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người tham gia vào việc chuẩn bị thực phẩm tại nhà hoặc nơi công cộng.
- Helicobacter pylorri là một bệnh truyền nhiễm trên toàn thế giới và vi khuẩn đã lây nhiễm cho người từ hàng ngàn năm nay. Nó được thấy nhiều hơn ở những nơi đói nghèo và thiếu tiếp cận với việc dùng nước sạch và loại bỏ nước thải. Do vậy, nâng cao mức sống cơ bản và cung cấp nước sạch sẽ làm giảm khả năng lây nhiễm.
- Vắc-xin phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp đang trong giai đoạn nghiên cứu hi vọng sẽ mang lại niềm tin mới cho người bệnh và những người xung quanh.
Đánh giá về mức độ nguy hiểm của vi khuẩn HP, Bác sĩ Tuyết Lan, cho biết:
Bài thuốc được chia làm 3 chế phẩm nhỏ. Tuỳ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kết hợp linh hoạt từ 2-3 chế phẩm thuốc.
Thành phần: Chè dây, Bố chính sâm, Tam thất, Bạch thược, Ô tặc cốt, Bắc sài hồ, Kim ngân hoa, Quán chúng, Cam thảo...
Công dụng: Cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng. Điều trị Hp dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng.
Thành phần: Bố chính sâm, Tam thất, Bạch thược, Ô tặc cốt, Bắc sài hồ, Kim ngân hoa...
Công dụng: Chống trào ngược, ợ hơi, ợ chua, chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng.
Thành phần: Bồ công anh, Mơ tam thể, Lá khôi, Cỏ mực, Mai mực, Dạ cầm, Tơ hồng xanh, Xích đồng...
Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Làm lành vùng tổn thương, giúp cầm máu, giảm trào ngược thực quản, giảm ợ hơi, ợ chua, giảm viêm đau.
Bài thuốc được bào chế từ thảo dược tự nhiên. 70% nguồn dược liệu bào chế thuốc được lấy tại vườn dược liệu sạch chuẩn GACP - WHO do Thuốc dân tộc xây dựng. Chính vì vậy, bài thuốc rất an toàn, lành tính và không có tác dụng phụ. Thuốc phù hợp với cơ địa của nhiều bệnh nhân từ phụ nữ, trẻ em, người già.
Bài thuốc được bào chế dưới dạng cao và dạng viên hoàn. Thuốc rất tiện lợi, có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian cho người bệnh.
Năm 2024, Trung tâm Thuốc dân tộc đã tiếp nhận gần 3000 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP. Có nhiều người đã thất bại ở các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, sau khi kết thúc liệu trình, 96% người bệnh đã tiêu diệt được vi khuẩn HP. Đến nay vẫn không ghi nhận trường hợp nào tái phát hay bị tác dụng phụ khi dùng thuốc.
Trong những năm qua, bài thuốc Sơ can Bình vị tán đã giúp hàng nghìn người bệnh thoát khỏi nguy cơ mắc ung thư dạ dày do vi khuẩn HP. Nhờ vậy, Thuốc dân tộc đã giành được nhiều giải thưởng danh giá do người bệnh bình chọn:
- Cúp vàng giải thưởng " Sản phẩm tin cậy - Dịch vụ hoàn hảo - Nhãn hiệu ưa dùng 2024"
- Top 50 Thương hiệu - Nhãn hiệu hiệu nổi tiếng 2024
- Top 20 Thương hiệu vàng Việt Nam năm 2024
Tất cả những gì bạn làm bao gồm lối sống, chế độ ăn uống, vệ sinh,... đều tác động trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Chính vì vậy, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp và các biến chứng có thể gặp phải, cũng như biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm là việc làm hết sức quan trọng giúp bạn bảo vệ cơ thể mình trước nguy cơ bệnh tật.
BẠN CẦN BIẾT THÊM: