Làm Gì Khi Trẻ Bị Sốt Mọc Răng Cách Nhận Biết Và Xử Lý
Trước khi tìm hiểu nên làm gì khi trẻ bị sốt, ba mẹ cần nắm các thông tin khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn mọc răng. Thông thường, trẻ có những chiếc răng đầu tiên trong giai đoạn từ 4-7 tháng tuổi. Một số trẻ có thể có dấu hiệu mọc răng sớm hơn một chút, khoảng tháng tuổi thứ 3. Cũng có trường hợp trẻ dù đã hơn 1 tuổi, nhưng vẫn chưa có chiếc răng nào nhú lên, cũng như chưa có dấu hiệu của mọc răng. Nhưng nếu trẻ đã hơn 18 tháng tuổi mà vẫn ch 432;a có chiếc răng nào nhú lên thì đó là chậm mọc răng bất thường, ba mẹ nên cho bé đến khám nha sĩ để được đánh giá đầy đủ.
Đến sinh nhật 3 tuổi, trẻ sẽ có một hàm răng hoàn thiện với đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Răng mọc đầu tiên thông thường là răng cửa dưới, sau đó là hai răng cửa trên và hai răng cửa bên hàm trên, tiếp đó mới đến hai răng cửa bên hàm dưới. Sau đó, những chiếc răng hàm đầu tiên sẽ xuất hiện, các răng nanh hàm trên sẽ là những chiếc răng mọc sau cùng. Nếu sau 3 tuổi mà trẻ vẫn chưa có đủ răng, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để nắm rõ tình trạ ng sức khỏe răng miệng của trẻ. Ngoài ra, việc khám răng miệng thường xuyên sẽ giúp các bác sĩ nắm rõ và phát hiện kịp thời các vấn đề về răng như sâu răng,... Các chuyên gia khuyến cáo ba mẹ nên cho bé đi khám răng kể từ lúc bé được 2 tuổi, và sau đó kiểm tra định kỳ 6 tháng - 1 năm/ lần.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ ngay từ khi chào đời đã có sẵn từ 1-2 chiếc răng (còn gọi là răng sơ sinh) hoặc trẻ mọc răng chỉ vài tuần sau khi sinh. Trong trường hợp này, nếu răng cản trở trẻ bú hoặc có dấu hiệu lung lay khiến trẻ có nguy cơ nghẹt thở, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ xử lý. Nếu như những chiếc răng này không làm ảnh hưởng đến bé, ba mẹ cũng không cần quá lo lắng. Khi bắt đầu mọc răng, trẻ sẽ có các dấu hiệu khó ; chịu, sốt mọc răng. Vậy có những dấu hiệu nào để nhận biết trẻ sốt mọc răng, ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt?
2. Dấu hiệu của trẻ sốt mọc răng
- Chảy nước dãi nhiều
- Hay cáu kỉnh
- Quấy khóc nhiều hơn
- Hay cắn
- Thích nhai, gặm
- Nướu có dấu hiệu sưng to và đỏ
- Bỏ bú
- Khó ngủ
- Nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm, trẻ thường bỏ ăn hoặc chán ăn
- Một số trẻ sẽ bị tiêu chảy (tướt mọc răng) và sốt do mọc răng
- Sờ hâm hấp nóng (hơn 37 độ C một chút)
Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, các nướu sưng to và đỏ có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao hơn bình thường, nhưng sốt mọc răng thường không sốt cao hoặc không kèm tiêu chảy. Nếu trẻ sốt cao hơn 38.5 độ và/hoặc bị tiêu chảy, có thể trẻ đang mắc thêm một bệnh khác mà không phải do sốt mọc răng.
Cũng giải thích thêm là khi mọc răng, đôi khi trẻ có kèm theo đi tiêu phân lỏng, dân gian thường gọi là "tướt mọc răng". Đó là do trẻ tăng tiết nước dãi (nhằm xoa dịu lợi sưng). Phần thì chảy ra, phần thì nuốt vào xuống bụng (và dĩ nhiên phải đi tiêu ra ngoài), nên sẽ có biến đổi phân một chút (loãng hơn, lẫn nhầy nhớt). Đó không phải là tiêu chảy. Ba mẹ cần nắm rõ các triệu chứng này để biết làm gì khi trẻ bị sốt và đưa trẻ đến bác sĩ để 3;ược thăm khám và chẩn đoán kịp thời.
3. Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt mọc răng?
Những chiếc răng đầu tiên bao giờ cũng khiến trẻ đau nhất, bứt rứt và khó chịu. Vì thế, ba mẹ hãy tìm cách để xoa dịu những cơn đau của trẻ, cùng với những điều lưu ý cần làm gì khi trẻ bị sốt:
- Sử dụng bánh ăn dặm cho bé: Đây là loại bánh được bày bán nhiều trong các cửa hàng, siêu thị chuyên dành cho trẻ nhỏ. Loại bánh này rất dễ mềm ra khi trẻ ăn. Quan trọng hơn, hầu hết các loại bánh ăn dặm dùng cho trẻ mọc răng đều chứa rất ít đường và không có chứa chất bảo quản.