Áp Xe Phổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị
hay (tiếng Anh là Lung Abscess) là một bệnh lý nhiễm trùng xảy ra ở mô phổi, sau khi người bệnh mắc các viêm nhiễm cấp tính như viêm phổi, tắc mạch phổi nhiễm khuẩn... Khi mắc bệnh, nhu mô phổi của người bệnh sẽ bị hoại tử, lâu ngày hình thành dịch mủ và các ổ áp xe chứa mủ, xác bạch cầu chết và các vi sinh vật gây bệnh.
Theo chúng tôi Ngô Quý Châu, có rất nhiều cách để phân loại , cụ thể là:
- Khi thời gian tiến triển của bệnh kéo dài dưới 4 - 6 tuần.
- Khi thời gian tiến triển của bệnh kéo dài trên 6 tuần.
- Là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi mà không có tổn thương hay bệnh lý nào trước đó.
- Là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi xảy ra trên các tổn thương sẵn có như hang lao, giãn phế quản, hoặc ổ di bệnh do nhiễm trùng huyết...
- Gồm các vi khuẩn Bacteroides melaninogenicus, Fusobacterium nucleatum, Bacteroid fragilis peptococcus, Peptostreptococcus... Đây là những vi khuẩn thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ hơn 60% các nguyên nhân gây áp xe phổi. (1)
- Bệnh cảnh lâm sàng khá nặng nề khi tổn thương nhu mô phổi và màng phổi, có nguy cơ hội chứng suy phổi, nhiễm trùng, nhiễm độc nặng... cho người bệnh.
- Tiến triển lan rất nhanh, bệnh cảnh rất nặng, nguy cơ tử vong cao.
- Những vi khuẩn khác như phế cầu khuẩn, liên cầu nhóm A hay tan máu, các vi khuẩn Gram (-) như Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae cũng tăng nguy cơ mắc bệnh .
- Thường gặp nhất là Amip, có thể là nguyên phát nhưng đa số các trường hợp là thứ phát sau áp xe gan, ruột. Tổn thương này thường gặp ở đáy phổi phải, sát với cơ hoành và thường kèm theo thương tổn ở màng phổi, các triệu chứng đặc trưng là ho có đờm màu socola và có lẫn máu tươi.
- là kén phế quản bội nhiễm, ung thư nguyên phát hoại tử, có thể gây bệnh giãn phế quản, hang lao, kén phổi bẩm sinh, các chấn thương lồng ngực hở, đặt nội khí quản...
GS.TS.BS Ngô Quý Châu cho biết, nguyên nhân dẫn đến bệnh được chia thành các nhóm như sau:
- Người bị chấn thương lồng ngực như có mảnh đạn, dị vật trong phổi;
- Sau gây mê đặt nội khí quản, mở khí quản hoặc người bệnh thở máy;
- Sau khi phẫu thuật tai - mũi - họng hoặc răng - hàm - mặt;
- Cơ địa người bệnh mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường khiến thể trạng suy kiệt, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), giãn phế quản;
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi (bao gồm người lớn và trẻ em), tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ cao hơn gồm:
- Người bệnh sử dụng corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch gây suy giảm hệ miễn dịch;
- Người có thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên; (2)
- Người bệnh phải lưu catheter tĩnh mạch trung tâm trong thời gian dài.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi bệnh, xem xét lịch sử bệnh và thăm khám các triệu chứng, dựa vào đó sẽ chỉ định các phương pháp cận lâm sàng tiếp theo để việc chẩn đoán được chính xác nhất.
GS.TS.BS Ngô Quý Châu cho biết, có rất nhiều phương pháp điều trị áp-xe phổi khác nhau tùy theo tình trạng, mức độ tổn thương mô phổi của người bệnh. Trong đó, phương pháp điều trị nội khoa khá dài, thường kéo dài trong khoảng 4 -6 tuần. Do đó, đòi hỏi người bệnh phải phối hợp và tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
-
- Phối hợp ít nhất 2 loại kháng sinh, có thể dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch hoặc đường tiêm bắp, dùng liều cao ngay từ đầu.
- Dùng kháng sinh ngay sau khi lấy được bệnh phẩm xét nghiệm vi sinh vật từ người bệnh. Có thể thay đổi kháng sinh dựa vào đặc điểm lâm sàng và kháng sinh đồ. Tuy nhiên, lưu ý sự thay đổi này cần có sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh không được tự ý điều chỉnh.
- Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian tối thiểu là 4 tuần. Quá trình này có thể kéo dài lên đến 6 tuần tùy vào đáp ứng lâm sàng và kết quả X-quang phổi của người bệnh.
-
- Dẫn lưu tư thế vỗ rung lồng ngực: Dựa vào phim chụp X-quang phổi thẳng nghiêng để chọn tư thế dẫn lưu, vỗ rung lồng ngực cho người bệnh. Có thể dẫn lưu tư thế nhiều lần/ngày, để người bệnh ở tư thế dẫn lưu tốt nhất, thời gian tăng dần kết hợp với vỗ rung. Việc vỗ rung cũng tăng dần theo thời gian, có thể vỗ rung 2 - 3 lần/ngày, lúc đầu khoảng 5 phút, sau đó tăng lên 10 - 20 phút.
- Có thể hút mủ ở phế quản, dẫn lưu ổ áp xe nhờ thực hiện phương pháp nội soi phế quản ống mềm. Bên cạnh đó, việc soi phế quản ống mềm còn giúp phát hiện các tổn thương làm tắc nghẽn phế quản, hoặc gắp bỏ dị vật trong phế quản nếu có.
- Chọc dẫn lưu mủ qua da: Phương pháp này áp dụng đối với những ổ áp xe phổi ở ngoại vi, tức là những ổ áp xe không thông với phế quản, ổ áp xe ở sát thành ngực hoặc dính với màng phổi. Sử dụng một ống thông chuyên dụng đặt vào ổ áp xe, hút dẫn lưu liên tục. (3)
- Khi ổ áp xe lớn hơn 10cm;
- Đã áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả;
- Người bệnh ho ra máu tái đi tái lại nhiều lần, đe dọa tính mạng;
- Áp xe phổi kết hợp với giãn phế quản gây ra khu trú nặng;
- Xuất hiện các biến chứng rò phế quản - khoang màng phổi điều trị nội khoa không có kết quả;
- Ung thư phổi áp xe hóa ở giai đoạn khối u còn phẫu thuật được.
Khoảng 10% các trường hợp ổ áp xe được bác sĩ chỉ định thực hiện can thiệp ngoại khoa, chủ yếu là tiến hành phẫu thuật để cắt phân thùy phổi, hoặc cắt một bên phổi tùy theo mức độ thương tổn. Các trường hợp được chỉ định điều trị phẫu thuật gồm:
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể người bệnh, đặc biệt là protein và vitamin;
- Bổ sung nước, duy trì cân bằng nước và điện giải;
- Giảm các triệu chứng đau, hạ sốt;
- Sử dụng liệu pháp thở oxy nhằm hỗ trợ hô hấp cho người bệnh.
- Luôn giữ vệ sinh và điều trị tốt các nhiễm khuẩn ở răng, miệng, mũi và họng để tránh sự viêm nhiễm từ trên lan xuống gây áp xe phổi ;
- Chú ý các biện pháp giữ ấm cho cơ thể, nhất là vào mùa đông;
- Phòng tránh các dị vật rơi vào đường thở. Thận trọng khi tiến hành các thủ thuật ở vùng răng hàm mặt, tai mũi họng để tránh các mảnh vụn rơi vào khí phế quản;
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách tập thể dục thường xuyên, bổ sung các loại hoa quả, trái cây và thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều vitamin C và nhóm B;
- Đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả khi xuất hiện các triệu chứng ho, sốt cao, đau ngực,...
là bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm ở phổi, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh luôn được ưu tiên trên hết. chúng tôi Ngô Quý Châu chia sẻ một số phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả, người bệnh nên lưu ý áp dụng: ( 4)
GS.TS.BS Ngô Quý Châu chia sẻ và giải đáp một số câu hỏi thường gặp của người bệnh khi đến thăm khám, điều trị và chăm sóc tại khoa Nội hô hấp, BVĐK Tâm Anh.
Là bệnh lý nhiễm trùng ở phổi, áp xe phổi gây nguy hiểm trong trường hợp người bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hoặc điều trị không đúng cách vì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như giãn phế quản, áp xe não, viêm màng não, ho ra máu nặng, suy kiệt các cơ quan, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể dự phòng và điều trị tốt nếu người bệnh thực hiện điều trị từ sớm, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường.
Nhìn chung áp xe phổi sẽ . Bệnh chủ yếu do hít phải vi khuẩn từ miệng hoặc họng nên những người có nguy cơ cao bị lây sẽ phát triển thành bệnh. Trong khi những người bình thường, cơ chế phản xạ ho và các cơ chế bảo vệ của đường hô hấp hoạt động tốt, có thể dễ dàng loại bỏ nguy cơ này.
Trước khi có kháng sinh, thống kê cho thấy khoảng 1/3 trường hợp áp xe phổi gây tử vong, chỉ có 1/3 trường hợp hồi phục, số còn lại chuyển sang bệnh mạn tính, tụ mủ màng phổi hoặc giãn phế quản. Ngày nay, với sự tiến bộ của y học cũng như sự hỗ trợ của nhiều thiết bị máy móc hiện đại, bệnh đã được điều trị thành công, không để lại di chứng.
Tuy nhiên, khuyến cáo người bệnh khi phát hiện các triệu chứng sốt cao, ho, đau ngực hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín, trang bị thiết bị hiện đại, cũng như có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao để được điều trị bệnh tốt nhất, không bỏ lỡ "thời điểm vàng" để điều trị.
Để được tư vấn và các bệnh lý hô hấp tại khoa Nội hô hấp, đặt lịch khám Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:
108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, chúng tôi Biên, TP.Hà Nội
2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
mặc dù là căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể được chữa khỏi nhanh chóng nhờ những tiến bộ trong y học hiện đại. Tuy nhiên, để việc điều trị được hiệu quả nhất, hãy đến gặp ngay các bác sĩ để khi phát hiện ra các dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Khám sức khỏe tổng quát mỗi 6 tháng/lần cũng là một phương án phòng bệnh hiệu quả.