Bệnh Bạch Biến: Những Điều Cần Biết
Trong bài viết này, YouMed sẽ cung cấp đến bạn các thông tin và phương pháp điều trị bệnh trên.
1. Đường lây truyền bệnh bạch biến?
Bệnh bạch biến trông kém thẩm mỹ. Bạch biến khiến cho nhiều người lo sợ không biết mình có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh không? Từ đó, vẫn còn nhiều người có thái độ xa lánh. Thậm chí kì thị người bệnh bạch biến khiến cho họ càng thêm mất tự tin trong giao tiếp và cuộc sống thường ngày.
Các bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng đây là bệnh lý ngoài da do nhiễm trùng và không lây lan cho những người xung quanh. Kể cả những người tiếp xúc gần gũi với người bệnh.
Vì thế, khi giao tiếp với người bệnh, hạn chế có những thái độ xa lánh, lo sợ để người bệnh không bị tự ti về căn bệnh của họ.
2. Liệu có thể phòng ngừa bệnh bạch biến?
Nguyên nhân chính gây bệnh bạch biến là do sự suy giảm số lượng và chất lượng các tế bào sắc tố da. Tuy nhiên, nguyên nhân nào khiến cho số lượng và chất lượng của tế bào sắc tố bị suy giảm thì vẫn chưa được giải đáp.
Vì thế, hiện tại không có biện pháp nào được xem là hiệu quả để phòng ngừa bạch biến.
3. Phương pháp điều trị bệnh bạch biến?
"Có thể chữa dứt điểm bệnh bạch biến hay không?" là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người. Vì nguyên nhân của bệnh chưa được biết rõ nên hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu.
Các phương pháp sử dụng hiện tại có hiệu quả chậm, không hoàn toàn và chỉ giải quyết được triệu chứng của bệnh.
- Nhiều trường hợp khởi phát bệnh sau khi bị bỏng nắng hay bệnh trở nặng hơn sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, cơ thể cần được che chắn khỏi các tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời để không làm bệnh trở nặng thêm.
- Kết hợp thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống toàn thân và chiếu ánh sáng để tăng cường hiệu quả điều trị. Trong một vài trường hợp có thể phẫu thuật da để điều trị bệnh. Điều trị tâm lý kèm theo là cần thiết cho người bệnh dễ dàng hòa nhập với xã hội.
- Thuốc bôi là lựa chọn được bác sĩ sử dụng hàng đầu cho bệnh nhân bạch biến.
- Các thuốc bôi có thể được kê toa như Corticoid, Tacrolimus... có chức năng điều hòa miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, thuốc có một vài tác dụng phụ cần được lưu ý như teo da, giãn mạch, rạn da, bùng phát mụn trứng cá.
- Sử dụng thêm kem chống nắng để bảo vệ vùng da bệnh không bị nặng hơn khi phơi bày dưới ánh nắng mặt trời.
- Chiếu tia UVB với liều được điều chỉnh phù hợp cho từng bệnh nhân mỗi 2-3 lần/ tuần cho thấy có hiệu quả với bạch biến thể khu trú hay phân đoạn.
- Có đáp ứng sau điều trị 6 tháng và có thể duy trì chiếu ánh sáng tối đa 2 năm. Sau 1 năm, nên nghỉ 3 tháng để giảm khả năng bị tích lũy tia UVB trong cơ thể.
- Chú ý che chắn kỹ những vùng dễ bị tổn thương như mắt, cơ quan sinh sản và những vùng không bị bạch biến, đặc biệt là vùng mặt.
- Các tác dụng không mong muốn của phương pháp này bao gồm đỏ da, ngứa, khô da, lão hóa da do ánh sáng và có thể bị ung thư da.
- Đối với bạch biến thể toàn cơ thể và đang tiến triển cần phải kết hợp với thuốc uống để điều trị toàn thân.
- Các thuốc có thể được sử dụng bao gồm Cortiocoid, Psoralen với liều lượng theo toa của bác sĩ.
- Đối với bạch biến có diện tích nhỏ hay đã ổn định, không phát triển thêm ít nhất 6 tháng có thể được phẫu thuật ghép da.
- Phẫu thuật ghép da cho kết quả tốt với bạch biến ở mặt hay ở tay, chân. Tuy nhiên các nguy cơ có thể xảy ra bao gồm nhiễm trùng, sẹo, mất mảnh da vừa ghép, không hòa hợp với sắc tố da xung quanh...
- Có thể kết hợp các phương pháp như laser, lăn kim và bôi thuốc lên vùng da bạch biến để tăng hiệu quả điều trị.
- Xăm màu da: phù hợp với bệnh nhân bị bạch biến ở môi và ở người da đen. Chúng ta sẽ săm màu da lên vùng bị bạch biến để tương đồng màu sắc với các vùng da còn lại.
- Bạch biến ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người bệnh, vì thế cần có những quan tâm đặc biệt đến người bệnh.
- Các câu lạc bộ, hội thảo về bạch biến giúp thông tin chính xác đến người bệnh và những người xung quanh. Từ đó, tránh kì thị, phân biệt và gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý người bệnh.