Bị Ngứa Khắp Người Không Rõ Nguyên Nhân Phải Xử Lý Như Thế Nào?
Dấu hiệu của bệnh da liễu
Một số bệnh lý da liễu gây nên tình trạng nổi mẩn ngứa trên cơ thể bao gồm:
- Nổi mề đay: Bệnh mề đay mẩn ngứa gây ra các triệu chứng ngứa ngáy trên cơ thể. Da khi này sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều mảng da đỏ, nổi sần và đau ngứa. Bệnh thường bùng phát theo đợt, ngứa nhiều vào buổi tối và tự khỏi vào sáng hôm sau.
- Viêm da dị ứng: Là bệnh lý viêm da do người bệnh có cơ địa dị ứng hay do tiếp xúc với các tác nhân kích ứng. Bên cạnh cảm giác ngứa ngáy, người bệnh còn phải đối mặt với tình trạng da khô ráp và bong tróc mất thẩm mỹ.
- Bệnh vảy nến: Bệnh đi kèm các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Làn da của người bệnh còn dễ bong tróc và bị chảy dịch. Bệnh có tính chất mãn tính và khó điều trị dứt điểm.
- Ghẻ lở: Đây là bệnh da liễu do ký sinh trùng xâm nhập vào da gây nên. Bệnh có thể gây nên các biến chứng như chàm hóa, viêm cầu thận cấp, nhiễm trùng nếu không được điều trị đúng cách.
Dị ứng gây nên nổi mẩn ngứa khắp người
Nổi mẩn ngứa khắp người cũng có thể do hiện tượng dị ứng của cơ thể:
- Dị ứng thực phẩm: Một số người có cơ địa nhạy cảm hay ăn phải thức ăn gây kích ứng sẽ gặp phải tình trạng dị ứng thực phẩm. Triệu chứng ban đầu khi này là hiện tượng ngứa ngáy ngoài da. Nhiều trường hợp dị ứng nặng có thể gây ra sốc phản vệ, ngất xỉu...
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số thành phần trong thuốc điều trị bạn đang dùng có thể gây nên hiện tượng kích ứng. Các loại thuốc như kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc thần kinh... có thể gây ra tác dụng phụ như mẩn đỏ, phù nề, mẩn ngứa ngoài da. Việc dùng thuốc bừa bãi hay dùng không đúng liều lượng cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bị nổi mẩn ngứa.
- Dị ứng phấn hoa: Một số người có cơ địa dễ kích ứng với phấn hoa trong không khí. Khi tiếp xúc với các tác nhân này, da người bệnh bắt đầu xuất hiện tình trạng mẩn ngứa đi kèm viêm mũi dị ứng...
- Dị ứng mỹ phẩm: Việc sử dụng các loại mỹ phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh da liễu. Tình trạng dị ứng mỹ phẩm thường xảy ra ở vùng da mặt, tay, da đầu.
Một số các bệnh lý khác
Bên cạnh các nguyên nhân trên, bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân còn có thể là biểu hiện cảnh báo một số bệnh của cơ thể:
- Rối loạn chức năng gan, thận: Gan, thận đóng vai trò giúp cơ thể đào thải độc tố. Khi chức năng của các cơ quan này bị ảnh hưởng dẫn đến việc tích tụ trong cơ thể các chất độc. Lâu ngày những chất này sẽ tự thải qua da và tuyến bã nhờn gây nên tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ khắp người. Những người mắc các bệnh viêm gan, rối loạn chức năng thận cũng thường xuyên gặp hiện tượng nổi mẩn ngứa.
- Bệnh xã hội lây qua đường tình dục: Lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV... là những bệnh xã hội lây qua đường tình dục. Hiện tượng ngứa ngáy, viêm da là một trong những triệu chứng của người mắc bệnh xã hội. Nguyên nhân do hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm dẫn đến vi khuẩn, virus dễ xâm nhập vào cơ thể và gây ngứa da.
- Người mắc bệnh về tuyến tụy và tuyến giáp: Khi bị rối loạn tuyến giáp, các tế bào trong cơ thể người bệnh không hoạt động bình thường dẫn đến da bị khô, ngứa và mẩn đỏ... Còn đối với người bị bệnh về tuyến tụy, triệu chứng có thể xuất hiện là da bị vàng khô, da ngứa và không rõ nguyên nhân.
- Bệnh tiểu đường: Người bệnh tiểu đường, cơ thể tự sản sinh ra insulin nhằm điều hòa lượng đường trong cơ thể. Khi này đường huyết thường xuyên tăng cao khiến bệnh nhân gặp tình trạng bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân. Vùng da dễ bị ngứa nhất sẽ là vùng tay và chân....
- Bệnh về máu: Các bệnh về máu như đa hồng cầu, lượng histamin trong máu cao là một trong những nguyên nhân khiến làn da bị ngứa đỏ và khó chịu.
Thường xuyên ngứa khắp người không rõ nguyên nhân có nguy hiểm không?
Nhiều người thường xuyên gặp phải hiện tượng bị ngứa khắp người nhưng không rõ nguyên nhân vì sao. Điều này khiến người bệnh lo lắng không biết liệu khi gặp tình trạng trên có gây ra nguy hiểm cho sức khỏe không.
Nếu người bệnh xác định được tình trạng ngứa khắp người là do các bệnh lý da liễu thì bệnh có thể khắc phục và không quá nguy hiểm đến tính mạng. Tuy vậy phần lớn các bệnh viêm da thường có xu hướng dễ tái phát, tốt hơn hết bệnh nhân nên sớm đi khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Một số trường hợp người bệnh không được chăm sóc và điều trị đúng cách dẫn đến da bị nhiễm trùng cùng các biến chứng như sốc phản vệ, phù mạch...
Với các bệnh lý về gan thận, tiểu đường gây nên hiện tượng nổi mẩn ngứa toàn thân, người bệnh cần thận trọng. Đây đều là những bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng và gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe.
Các bệnh lý trên đều cần được điều trị theo phác đồ và thuốc đặc trị riêng biệt. Người bệnh đặc biệt cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng đến tim mạch, thần kinh và các cơ quan nội tạng khác.
Nếu mẩn ngứa kéo dài, người bệnh cần đi khám sớm. Các cơn ngứa thậm chí còn khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng, gây suy nhược thần kinh. Điều này dẫn đến các hệ lụy về sức khỏe như cơ thể mệt mỏi, mất tập trung, suy nhược...
Khi bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân nên điều trị như thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị cho người bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân. Khi tình trạng ngứa mới khởi phát, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp làm dịu da tại nhà.
Mẹo chữa bằng dân gian tại nhà
Một số giải pháp cải thiện bệnh tại nhà bao gồm:
- Chườm lạnh: Giúp giảm ngứa. Nhiệt độ lạnh khiến các tế bào dưới da tạm thời bị tê liệt, mất cảm giác, làm các nốt mẩn đỏ lặn dần đi. Người bệnh chỉ cần dùng vài viên đá lạnh cho vào túi chườm hoặc khăn sạch và chườm lên vùng da bị bệnh.
- Ngâm nước ấm: Có tác dụng giúp máu lưu thông, tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh ngoài da. Khi bị mẩn ngứa khắp người mà không tìm ra nguyên nhân, hãy tắm bằng nước ấm để cải thiện bệnh. Lưu ý không nên dùng nước quá nóng có thể gây bỏng, khô da,...
- Dưỡng ẩm: Việc duy trì cho làn da độ ẩm phù hợp vô cùng quan trọng. Bạn nên bôi kem dưỡng ẩm cho da hàng ngày để giúp da không bị khô hay ngứa. Bên cạnh đó, loại kem dưỡng ẩm sử dụng cầm an toàn, có thành phần thiên nhiên lành tính...
- Tắm nước lá thảo dược: Cách này người bệnh có thể áp dụng tại nhà để giảm nhanh cơn ngứa. Ưu điểm của phương pháp tắm nước lá là an toàn, tiện lợi. Bạn có thể dùng lá bạc hà, trầu không, tía tô... rửa sạch rồi đun sôi trong nước. Sau khi sôi, bạn chắt lấy phần nước, pha thêm nước nguội để tắm. Thực hiện cách này 2-3 lần/ tuần và chỉ nên áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ và cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng.
Điều trị bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân bằng các loại thuốc..
Phần lớn trường hợp bị nổi mẩn ngứa khắp người là do mắc bệnh da liễu hay cơ thể nóng trong, chức năng gan thận suy giảm. Người bệnh có thể đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác và được kê thuốc phù hợp. Hiện nay có các cách chữa mẩn ngứa phổ biến là bằng Tây y hoặc Đông y:
Chữa bệnh bằng thuốc Tây y:Thông thường sau khi khám và xác định được nguyên nhân khiến người bệnh bị nổi mẩn ngứa khắp người, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị. Các thuốc phổ biến thường được sử dụng để chữa bệnh gồm:
- Thuốc kháng histamin: Thuốc thường được chỉ định dưới dạng bôi hoặc uống. Tác dụng của thuốc là đẩy lùi tình trạng dị ứng, kích ứng trong cơ thể, từ đó triệu chứng được giảm nhanh.
- Thuốc bôi chứa Corticoid: Chỉ định với trường hợp mắc viêm da tình trạng nặng. Công dụng của thuốc là giảm nhanh tình trạng ngứa và khó chịu ngoài da.
- Thuốc kháng sinh: Dành cho người bệnh có dấu hiệu bị nhiễm trùng ngoài da, nhằm chống viêm, giảm sưng đau, ngứa rát...
- Các loại kem dưỡng ẩm: Làm lành tổn thương ngoài da, hạn chế sự lan rộng của các vết loét, giảm ngứa và khô da..
Thuốc Tây y cần được sử dụng đúng liều lượng và theo toa kê đơn từ bác sĩ chuyên môn. Một số loại thuốc đặc trị thậm chí có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Bởi vậy người bệnh tuyệt đối không được tự mua thuốc điều trị. Dùng thuốc Tây y sẽ làm giảm nhanh triệu chứng ngứa nhưng bệnh cũng có thể tái phát nặng hơn nếu người bệnh không có chế độ chăm sóc da phù hợp.
Chữa bệnh bằng các bài thuốc từ y học cổ truyền (YHCT)Chữa bệnh bằng Đông y có nhiều ưu điểm là đẩy lùi bệnh từ bên trong, hiệu quả bền vững. Các bài thuốc Đông y có thành phần từ thảo dược, an toàn và lành tính với nhiều đối tượng người bệnh.
Dược tính của thuốc thẩm thấu vào cơ thể, cải thiện chức năng thải độc của gan thận, từ đó cơ thể được thanh nhiệt, đào thải độc tố. Tình trạng ngứa ngáy theo đó được giảm nhanh và không còn nguy cơ tái phát thêm sau đó. Các thảo dược thường được dùng trong YHCT để cải thiện tình trạng ngứa ngoài da bao gồm:
- Bồ công anh: Tác dụng giảm ngứa, ngừa mụn, tiêu viêm
- Tang bạch bì: Công dụng mát gan, thanh nhiệt cho cơ thể, cải thiện hoạt động đào thải độc tố của gan thận.
- Ké đầu ngựa: Dược liệu có tính sát trùng hiệu quả, được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh da liễu.
- Kim ngân hoa: Thảo dược lành tính, có khả năng chống viêm, chống ngứa
- Lá đơn đỏ: Tiêu độc, trừ phong cho cơ thể, cải thiện tình trạng mẩn ngứa, mụn nhọt do nóng trong.
- Mò trắng: Giảm ngứa ngáy và mụn nhọt ngoài da hiệu quả
- Ô liên rô: Vừa tác dụng giảm ngứa lại hỗ trợ làm liền sẹo và vết thâm ngoài da.
Thuốc Đông y còn chữa bệnh toàn diện từ trong ra ngoài với các chế phẩm thuốc uống, bôi và ngâm rửa. Thảo dược trong bài thuốc giúp cải thiện sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, tạo nên lớp rào chắn bảo vệ làn da khỏi các tác nhân độc hại từ bên ngoài.
Nên làm gì để tránh bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân
Để các cơn ngứa không gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của mỗi người, chúng ta cần lưu ý một số điều sau:
- Làn da và cơ thể cần được vệ sinh thường xuyên, đúng cách và được giữ khô thoáng.
- Bạn nên chọn các sản phẩm chăm sóc da, dưỡng ẩm, dầu gội... có chất lượng, thành phần dịu nhẹ và an toàn cho da.
- Quần áo mặc hàng ngày, chăn gối, nên có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi và cũng cần được giặt giũ thường xuyên.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, vi khuẩn có hại hay các tác nhân gây dị ứng xung quanh.
- Tăng cường các thực phẩm bổ sung dưỡng chất, cải thiện sức đề kháng, tập thể dục hàng ngày để cơ thể được khỏe mạnh.
- Hạn chế việc sử dụng rượu bia, chất kích thích và ăn các thực phẩm dễ gây nên tình trạng dị ứng.
- Giữ cho tinh thần được thoải mái, không nên căng thẳng lâu ngày.
- Khi bị mẩn ngứa cần bình tĩnh xem xét tìm ra nguyên nhân và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để có biện pháp điều trị kịp thời