Căng Thẳng Nghề Nghiệp Ở Nhân Viên Y Tế, Gánh Nặng Không Thể Xem Nhẹ

Ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 đối với bác sĩ Trần Kim Chi - Điều dưỡng trưởng khoa Xạ tổng hợp, Bệnh viện K là những ngày làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại bởi đây là những ngày mà bác sĩ cùng các điều dưỡng của Khoa Xạ trị tổng hợp phải cấp phát thuốc cho hơn 300 bệnh nhân ung thư, thậm chí cao điểm là 500 bệnh nhân. Diện tích của Khoa khoảng 200 m2 mà thường xuyên có tới trên 300 người cùng "hít thở", phần lớn là những bệnh nhân nặng bị lao phổi, ung thư trự c tràng, thực quản, tuyến tiền liệt... Trong không gian ngột ngạt, lưu thông không khí kém, nguy cơ nhiễm khuẩn cao, bản thân bác sĩ Trần Kim Chi và các điều dưỡng hằng năm đều phải dùng kháng sinh viêm phổi. Đi sớm, về muộn, nhiều buổi sáng không kịp ăn, thời gian nghỉ trưa chỉ kịp để ăn nhanh bữa cơm, nơi làm việc không có phòng riêng để nghi ngơi, thay đồ, trở về nhà khi đã mệt mỏi không còn thời gian để giải trí và đọc sách nâng cao trình độ... đó là cuộc sống h 4;ng ngày của bác sĩ Trần Kim Chi nói riêng và hầu hết các nhân viên y tế thuộc nhiều khoa phòng khác của Bệnh viện K nói chung trong điều kiện quá tải.

Do quá tải nên hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện khám chữa bệnh tại Bệnh viện K và hầu hết các bệnh viện đều thiếu và chật chội. Theo số liệu của Công đoàn Y tế Việt Nam: 19/37 bệnh viện tuyến T.Ư có công suất sử dụng giường bệnh ở mức cao: Bệnh viện K là 246,1%, Bệnh viện Bạch Mai là 169%, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. HCM là 132,5%... Bệnh viện K trung bình 1 bác sĩ khám 50-60 bệnh nhân/ngày (theo quy định là 20-30 bệnh nhân/ngày), Khoa chẩn đoán hình ảnh, chiếu chụp X quang ở Bệnh vi̓ 9;n Việt Đức thực hiện 200 ca/ngày/máy... Những con số kể trên phần nào đã cho thấy mức độ quá tải trong bệnh viện và cường độ lao động nặng nhọc, độc hại của các nhân viên y tế ở nước ta hiện nay.

Trước tình trạng trên, các bệnh viện T.Ư như Bệnh viện K, Phụ sản T.Ư, Việt Đức, Bạch Mai... đã phải sử dụng cả các giải pháp chữa cháy là tăng thời gian làm việc của các bác sỹ, điều dưỡng, y tá kể cả khám và chữa bệnh. Thay vì làm việc từ 8h thì ở bệnh viện K, hầu hết các Khoa, phòng đều làm việc từ 7h sáng, Khoa Xạ trị phải chia 3 ca liên tục trong ngày, ca cuối cùng làm việc đến hết đêm.

Không riêng gì Bệnh viện K, nhiều bệnh viện trong cả nước, nhất là các bệnh viện tuyến T.Ư đều lâm vào tình cảnh "nóng" tương tự. Do số lượng bệnh nhân đông, diện tích hẹp nên mọi không gian của bệnh viện đều phải ưu tiên cho người bệnh, các bệnh viện T.Ư không đủ chỗ nghỉ giữa giờ, vệ sinh cá nhân cho nhân viên y tế sau giờ làm việc. Nơi làm việc thì ngột ngạt, không đủ ánh sáng hoặc quá ồn ào, có mùi khó chịu của hóa chất và hơi khí độc dùng trong công tác điều trị và dự phòng, mùi hôi chất thải của bệnh nhân... khiến nhân viên y tế phàn nàn nhiều về đau đầu, mệt mỏi toàn thân và không có đủ thời gian để nghỉ ngơi, giải trí tái tạo sức lao động. Không những thế, việc tiếp xúc với các bệnh nhân ốm đau, bệnh tật, tử vong cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý của nhân viên y tế. Tâm lý người bệnh thường thay đổi, có khi còn cáu gắt hằn học, thậm chí chửi mắng, đánh đập thầy thu& #7889;c. Cuộc sống của các thầy thuốc còn bị căng thẳng bởi niềm tin quá lớn của người bệnh hoặc thái độ thiếu cảm thông của người nhà bệnh nhân.

MTLĐ nhiều căng thẳng đã ảnh hưởng đến các trạng thái sức khỏe của nhân viên y tế. Các biểu hiện chủ yếu của trạng thái căng thẳng sau mỗi ngày làm việc là mệt mỏi, nóng nảy, lo âu, hoa mắt chóng mặt, dễ hồi hộp, không hứng thú với công việc, đau đầu... Những ảnh hưởng tiêu cực của việc tổ chức lao động ca kíp, làm việc đêm là gây rối loạn giấc ngủ, tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày - tá tràng, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường tuýp II. NLĐ dễ bị thiếu ngủ, giấc ngủ sau ca đêm thường không sâu như giấc ngủ ban đêm bình thường, mệt mỏi dẫn đến khó làm tốt công việc...

Khảo sát tại Bệnh viện K và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, nơi có nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và các bệnh nan y mới thấy rõ mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của đội ngũ cán bộ, y bác sỹ nơi đây. Hằng ngày, hằng giờ, các y bác sĩ phải tiếp xúc với những cơ thể bệnh tật, những gương mặt đau đớn, lo âu, tuyệt vọng, những tiếng rên rỉ, trách hờn; những dịch tiết và máu với đủ thứ vi trùng, vi rút...Tại Khoa Sản - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, các hộ sinh, điều dưỡng và thậm chí có cả bác sĩ làm việc trong phòng cấp cứu và phẫu thuật thường bị stress do yêu cầu khẩn trương của công việc và đòi hỏi trách nhiệm trước mạng sống bệnh nhân, lại phải theo dõi cấp cứu hoặc mổ nhiều giờ đồng hồ liên tiếp khiến cán bộ y tế luôn sống trong tâm trạng áp lực nặng nề.

Trong khi MTLĐ có rất nhiều nguy cơ gây TNLĐ, BNN thì trang bị bảo hộ cho nhân viên y tế hiện nay lại rất nghèo nàn, chất lượng không bảo đảm hoặc bản thân người bác sỹ, điều dưỡng chưa chú trọng đến vấn đề trang bị PTBVCN khi làm việc. Công tác BHLĐ của ngành có lúc, có nơi triển khai chưa thật sự tốt, nhất là tuyến y tế huyện, thị. Nhiều bệnh viện coi nhẹ việc chăm sóc sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế. Kinh phí đầu tư cho cải thiện MTLĐ, công tác AT-VSLĐ, chăm sóc sứ c khỏe NLĐ ngành Y còn thấp, trang thiết bị BHLĐ để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm thì nghèo nàn thường chỉ có quần áo bờ - lu và găng tay. Do yêu cầu công việc, đôi khi vì đeo khẩu trang khiến bệnh nhân không nghe rõ nên các bác sỹ, y tá thường ít sử dụng, do mắt kính bảo hộ thường bị mờ do hơi thở làm đọng nước nên điều dưỡng viên cũng ít sử dụng... Làm việc trong điều kiện không an toàn đã khiến các nhân viên y tế không khỏi cảm thấy lo lắng, bất an, làm tăng nguy cơ bị tai nạn, mắc BNN.

Nghiên cứu mới đâ nhằm xác định tỉ lệ nhân viên điều dưỡng bị stress nghề nghiệp tại BV đa khoa T.Ư Cần Thơ, BV đa khoa TP. Cần Thơ và BV đa khoa Châu Thành - Hậu Giang, đồng thời xác định các yếu tố có thể gây stress nghề nghiệp cho 378 nhân viên điều dưỡng ở 3 tuyến BV này. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỉ lệ 45,2% bị stress ở mức cao, 42,8% ở mức trung bình. Tại Bệnh viện Đa khoa T.Ư Cần Thơ, tỉ lệ stress cao nhất với 53,1%. Nghiên cứu về tình trạng sức khỏe của nhân viên y tế b&# 7883; ảnh hưởng bởi stress nghề nghiệp của Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường cho thấy: những người này đều bị kéo dài phản xạ thính lực vận động, giảm trí nhớ ngắn hạn và thiếu tập trung chú ý. Sự căng thẳng xuất hiện ngay từ khi công việc bắt đầu cho đến lúc kết thúc và có xu hướng tăng lên vào cuối ca làm việc. Ở các bệnh viện tâm thần hoặc trung tâm cai nghiện, tâm lý căng thẳng của nhân viên y tế càng thấy rõ rệt.

Những nghiên cứu trên đã phần nào chứng minh căng thẳng nghề nghiệp tuy "vô hình" nhưng những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe tâm sinh lý, thể chất của nhân viên y tế hết sức ghê gớm. Nó không khác nào một mầm bệnh âm thầm diễn ra bên trong con người, những biểu hiện của nó phải trải qua thời gian dài mới thấy rõ nên nhiều người có tâm lý đánh giá chưa đúng đắn về sự nguy hiểm của loại nguy cơ này.

Nhân viên y tế luôn tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại và nguy cơ lây nhiễm cao. Trong tình trạng quá tải, mặc dù phải làm việc thêm giờ, chịu thêm nhiều áp lực đi đôi với tăng nguy cơ nhiễm bệnh nhưng các nhân viên y tế vẫn chưa được hưởng đầy đủ các chế độ phụ cấp nghề, phụ cấp đặc thù nghề xứng đáng với công sức họ bỏ ra.

Việc thực hiện chi trả các chế độ phụ cấp theo ngành, nghề như chế độ trực áp dụng theo số lượng người ở các cơ sở y tế khác nhau rất khó thực hiện, nhất là tại các bệnh viện T.Ư. Ở Bệnh viện K chế độ bồi dưỡng độc hại đối với bác sỹ được hưởng theo hệ số lương và 13 hộp sữa/tháng; kỹ thuật viên là 15% lương và 13 hộp sữa/tháng... Chị Trần Kim Chi - Điều dưỡng trưởng khoa cho biết: ngoài công việc như các điều dưỡng viên khác, b& #7843;n thân chị còn phải theo dõi các y tá thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc điều trị cho người bệnh và phải đứng ra giải quyết những bức xúc giữa nhân viên của khoa đối với các bệnh nhân. Hiện tại mỗi tháng chị chỉ nhận được khoản tiền 100.000 đồng phụ cấp trách nhiệm còn mỗi y tá được hưởng số tiền 50.000 đồng từ khoản "trực ghép ca" với một y tá khác. Ở tình thế "bắt buộc" phải làm thêm giờ bởi không thể từ chối bệnh nhân đến chữa bệnh nh 32;ng các điều dưỡng của khoa cũng chưa nhận được tiền làm thêm giờ vì... chưa có chế độ thành văn bản.

Hiện nay, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, mức phụ cấp công tác phí, trực tại các cơ sở chăm sóc y tế, chế độ bồi dưỡng cho một số công tác y tế chưa đủ bù đắp sức lao động cho họ. Nhà nước cũng đã quan tâm cải thiện chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm, chế độ phụ cấp trách nhiệm nghề nghiệp, chế độ phụ cấp đặc thù nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên y tế... Bộ luật Lao động, các Thông tư hướng dẫn c 911;a Bộ Y tế, Bộ LĐ-TB&XH, Tổng LĐLĐVN đã có những quy định riêng về BHLĐ, chăm sóc sức khỏe NLĐ... Tuy nhiên, các mức chi này nếu so với biến động của giá cả thị trường hiện nay là rất thấp.

Việc khám sức khỏe cho NLĐ ngành y lại ít được chú trọng. Hầu hết các cơ sở y tế chỉ đánh giá sức khỏe NLĐ được tuyển dụng thông quá giấy chứng nhận sức khỏe chung không theo đặc thù từng ngành nghề. Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc giám định BNN và các chế độ đền bù cho NLĐ khi họ bị stress nghề nghiệp do tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trong quá trình làm việc.

Trao đổi với chúng tôi, người đại diện của tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ - chị Hoàng Thị Thanh, Quyền Chủ tịch CĐ Y tế Việt Nam cho biết: Năm 2011, tình trạng quá tải bệnh viện tiếp tục là vấn đề "nóng", đây là những khó khăn không chỉ một ngành y tế giải quyết được mà phải cần sự tham gia của toàn xã hội. Đời sống NLĐ gặp nhiều khó khăn, cường độ lao động lớn, áp lực công việc cao... nhưng năm 2011 còn là năm mà cán bộ Y tế ph&# 7843;i đối mặt với không ít áp lực khác. Đó là tình trạng côn đồ tấn công bệnh viện, hành hung cán bộ y tế .... khiến không ít CBVCLĐ cảm thấy hoang mang, bức xúc. Đây là những vấn đề nghiêm trọng tạo thêm sức ép và căng thẳng đối với đội ngũ CBCNV-LĐ trong ngành, cần được sự quan tâm, vào cuộc của các ngành chức năng góp sức xây dựng môi trường Bệnh viện an toàn. Những năm gần đây Công đoàn Y tế Việt Nam đã vào cuộc tham gia tích cực với Bộ Y tế trong việc soạn thảo, sửa đổi bổ sung và đề nghị Chính phủ ban hành NĐ 56 ngày 4/7/2011 về chế độ phụ cấp nghề (thay thế NĐ 276), QĐ 73 ngày 23/11/2011 về chế độ phụ cấp đặc thù (thay thế QĐ 155). Tham gia khảo sát, đánh giá về tình hình thực hiện tự chủ theo Nghị định 43, tiếp nhận những phản ánh của các đơn vị để cùng với Bộ Y tế có tiếng nói trong việc xây dựng, các chế độ chính sách phù hợp đối với lao động ngành Y tế, nhất là trong các lĩnh vực đặc th 9;.

Thiết nghĩ, trong khi chờ đợi Nhà nước xây dựng thành công các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với nhân viên y tế thì giải pháp trước mắt nhằm giảm thiểu những tổn thương tâm sinh lý do stress nghề nghiệp gây ra đối với các cơ sở y tế, đặc biệt là bệnh viện quá tải là cần thực sự quan tâm đến công tác AT-VSLĐ, duy trì và thực hiện tốt phong trào "Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm AT-VSLĐ" tại nơi làm việc. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc việc khám sức khỏe &# 273;ịnh kỳ và khám phát hiện BNN, trong đó thực hiện đầy đủ những quy định về thủ tục và hồ sơ khám sức khỏe định kỳ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sức khỏe của nhân viên y tế trong quá trình lao động, giúp NSDLĐ thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình sức khỏe của NLĐ để quản lý và tổ chức sắp xếp lao động phù hợp với yêu cầu công việc và tình trạng quá tải ở các bệnh viện hiện nay. Vì thầy thuốc có khoẻ mạnh, tinh thN 47;n có thoải mái thì mới phát huy hết khả năng, nhiệt huyết chăm sóc cho người bệnh.

Next Post Previous Post