Dấu Hiệu Viêm Họng Cấp Điển Hình Ở Người Lớn Và Trẻ Em
Thứ Ba, 22-05-2024
Viêm họng cấp tức là tình trạng viêm vùng niêm mạc họng cấp tính. Theo thống kê, ở Việt Nam mỗi năm có số người mắc bệnh viêm họng chiếm 50-60 % dân số, một trong những đối tượng thường gặp đó chính là trẻ em. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể do vi khuẩn, virus cúm, sởi, hoặc do một số tác nhân từ môi trường bên ngoài gây nên.
1 - Khởi phát đột ngột2 - Sốt cao3 - Ho nhiều4 - Ngứa, đau rát cổ họng5 - Đau họng6 - Nổi hạch cổ:7 - Biểu hiện toàn thân:Dấu hiệu trẻ bị viêm họng cấp có biến chứng thấp tim
Bệnh viêm họng cấp thường xảy ra đột ngột, nếu không phát hiện ra và có phương pháp điều trị đúng cách, kịp thời có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau như:
- Những biến chứng nguy hiểm nhất được kể đến đó chính là thấp khớp, thấp tim, nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận.
II. 7 Dấu hiệu viêm họng cấp ở người lớn và trẻ em
Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, đặc biệt là vào những lúc thời tiết chuyển mùa nên nhiều người thường bị nhầm lẫn với cảm cúm do thời tiết.
2 - Sốt cao
Người bệnh viêm họng cấp thường bị sốt cao, cơn sốt thường lên đến 38 - 40 độ khiến cho người bệnh luôn trong tình trạng khó chịu, mệt mỏi, uể oải.
3 - Ho nhiều
Đi kèm với sốt cao thì người bệnh viêm họng cấp thường bị ho nhiều. Ban đầu sẽ bị ho khan, ro ít, rải rác hoặc từng cơn, sau đó vài ngày sẽ chuyển sang có ho có đờm, liên tục và đặc biệt là ho vào ban đêm khiến người bệnh thường bị mất ngủ.
4 - Ngứa, đau rát cổ họng
Đây được xem là biểu hiện điển hình của bệnh viêm họng cấp. Lúc đầu, người bệnh sẽ cảm thấy khô nóng trong cổ họng, dần dần các cảm giác ngứa rát, khó chịu tăng lên, khiến cho người bệnh luôn khạc nhổ, hen ho nên dễ bị khàn tiếng, mất tiếng.
5 - Đau họng
Ngoài cảm giác ngứa rát cổ họng thì người bệnh còn bị đau họng do vòm họng bị phù nề gây ra. Điều này khiến cho họ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống.
6 - Nổi hạch cổ:
Hầu hết ở cả người lớn và trẻ nhỏ, khi bị viêm họng cấp đều bị nổi hạch ở cổ. Hai viên amidan bị sưng to, trên bề mặt amidan có chất nhầy trong, hạch cổ bị sưng to, khi sờ tay vào bạn sẽ cảm nhận được rõ ràng.
7 - Biểu hiện toàn thân:
Ngoài những dấu hiệu viêm họng cấp cơ bản nói trên, người bệnh còn có những triệu chứng toàn thân nhu nhức đầu, chán ăn, sổ mũi.
Dấu hiệu trẻ bị viêm họng cấp có biến chứng thấp tim
Như đã nói ở trên, khi bị viêm họng cấp, đặc biệt là trẻ em có thể gây ra biến chứng thấp tim rất nguy hiểm. Bởi vì, liên cầu khuẩn gây viêm họng sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, hệ thần kinh và từ đó gây nên chứng thấp tim nguy hiểm đến tính mạng con người.
Những dấu hiệu trẻ bị viêm họng cấp có biến chứng thấp tim mà các mẹ không thể bỏ qua đó là: Trẻ bị sốt cao, kèm theo đau họng, ho nhiều, sau đó là sưng và nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp khuỷu và khớp gối và từ từ chạy đến các khớp khác.
Sưng khớp và khớp di chuyển là một yếu tố quan trọng nhất để nhận biết nguy cơ thấp tim ở trẻ em. Vì vậy, nếu thấy những dấu hiệu này thì các bậc cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.
III. Làm gì khi bị viêm họng cấp?
Tình trạng viêm họng cấp thường diễn ra trong khoảng 3-4 ngày, những trường hợp có sức đề kháng tốt thì bệnh sẽ tự khỏi. Còn những trường hợp người có sức đề kháng kém như người già, trẻ nhỏ thì bệnh sẽ ngày càng nặng hơn và có thể trở thành viêm họng mạn tính khó chữa, thậm chí gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Nếu không may mắc phải bệnh viêm họng cấp quá 1 tuần không khỏi bạn cần:
- Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và từ đó biết cách xử lý đúng đắn. Nếu xác định được nguyên nhân do vi khuẩn gây ra thì bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh đồ để điều trị sao cho phù hợp với tình trạng bệnh và từng độ tuổi. Lưu ý, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống và điều trị tại nhà.
- Người bệnh cần được bù nước và chất điện giải sau những cơn sốt. Tốt nhất nên uống dung dịch oresol cam loại 5,63g/gói dành cho cả người lớn và trẻ em, mỗi lần uống pha 1 gói với 200ml nước đun sôi để nguội. Nên đọc kỹ hướng dẫn cách pha và liều dùng trên bao bì để sử dụng đúng cách.
- Người bệnh viêm họng cấp nên ăn các loại thức ăn mềm nhuyễn, dễ nuốt, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để giúp tăng sức đề kháng.
- Cần phải nghỉ ngơi để lấy lại sức, tránh làm việc quá sức.
- Nên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực và phần gan bàn chân bằng cách ra đường nên mặc kín đáo, bịt khẩu trang, quàng khăn để tránh gió lùa.
- Nên tắm bằng nước ấm, tắm những kín gió, sau khi tắm xong cần lau người khô mới mắc quần áo để tránh bị cảm sốt.
- Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng ngày 2 lần, sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ vào buổi tối, súc họng bằng nước muối ấm hàng ngày để giúp tiêu diệt vi khuẩn.
- Nên tránh sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước đá. Thay vào đó nên uống các loại trà ấm giúp giảm đau, giảm ho, tốt cho bệnh viêm họng như trà gừng, trà mật ong, trà bạc hà.
- Đối với trẻ em có dấu hiệu biến chứng thấp tim thì cần được điều trị chu đáo, phải được theo dõi hàng tháng bằng phương pháp tiêm chậm peniciline cho đến khi trẻ được 21 hoặc 25 tuổi.
Bệnh viêm họng cấp ở trẻ là một căn bệnh khá nguy hiểm, vì vậy các mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu trẻ bị viêm họng cấp để từ đó biết cách điều trị cũng như phòng bệnh cho trẻ một cách hiệu quả nhất.