Một Số Bệnh Hại Phổ Biến Trên Cam, Quýt, Bưởi

Nội dung trong bài viết

  • Bệnh lở cổ rễ, chết cây con
  • Bệnh loét
  • Bệnh ghẻ
  • Một số sâu hại phổ biến trong vườn ươm cây có múi
    • Sâu vẽ bùa (Phyllocnistic citrella Staintion)
    • Bướm phượng

Bệnh lở cổ rễ, chết cây con

Là bệnh rất quan trọng và phổ biến ở hầu hết các vườn ươm. Điều kiện ẩm độ cao của đất là yếu tố thích hợp nhất để cho bệnh phát triển và lây lan. Bệnh này xảy ra trên rất nhiều loại cây trái khác nhau trong vườn ươm.

  • Triệu chứng: Bệnh có thể thấy ở 2 giai đoạn: Giai đoạn trước khi cây mọc mầm, lúc mà các tử diệp chưa nhô ra khỏi vỏ hạt thì đã bị nấm tấn công và giai đoạn sau khi mọc mầm, lúc tử diệp bắt đầu xuất hiện cho đến khi cây có vài đôi lá. Tuy nhiên phổ biến nhất là giai đoạn từ lúc cây có đôi lá đâu tiên đến khi cây có đôi lá thứ 3. Đôi khi cây cũng có thể bị tấn công ở giai đoạn muộn hơn. Vết bệnh thường xuất hiện ở phần gốc gầ ;n mặt đất. Phần mô bị bệnh hơi lõm vào, có màu nâu, sũng nước và lây lan rất nhanh. Khi vết bệnh lan rộng, cây con thường bị ngã rạp. Bộ rễ của cây thường bị thối đen. Bệnh thường xuất hiện từng cụm trên líp ươm, sau đó lan nhanh sang xung quanh. Đối với những cây bị tấn công muộn cây bị héo nhưng vẫn đứng chứ không bị ngã rạp như khi bị tấn công sớm.
  • Tác nhân: Bệnh có thể do nhiều loại nấm lưu tồn trong đất như: Phytophthora spp., Rhizoctonia solani, Sclerotium sp., Fusarium,... gây ra.
  • Phòng trị: Đối với bệnh này phòng trừ là chủ yếu. Để phòng ngừa, hạt trước khi gieo cần xử lý bằng nước nóng 52 - 54°C thời gian tuỳ thuộc từng loại hạt. Những hạt có vỏ cứng, dày thời gian xử lý phải dài hơn. Thuốc trừ nấm được khuyến cáo xử lý cho hạt trước khi bảo quản và gieo trồng như Zineb, Benomy, Mancozeb hoặc Rovral.

Đất gieo trong vườn ươm cũng cần được xử lý trước khi gieo. Có thể xử lý bằng Formalin xông hơi với vải bạt đậy bên ngoài trong ba ngày hoặc dùng một số loại thuốc trừ nấm để xử lý đất như Kitazin, Rovral,...

Sau đó phun thuốc lên cây con ở giai đoạn sau khi nảy mầm cho đến khi cây cao 15 - 20cm; Duy trì độ ẩm thích hợp cho cây phát triển nhưng không quá cao. Đất phải tơi xốp không bị úng nước. Đảm bảo mật độ gieo trồng vừa phải. Mật độ càng cao thì nguy cơ gây bệnh càng lớn.

Nguồn nước tưới không có nguồn bệnh. Các dụng cụ chăm sóc phải được khử trùng với nước Javel để ngăn ngừa sự lây truyền bệnh. Nhà lưới phải có 2 cửa và bồn nước khử trùng giày dép bên ngoài.

Bệnh loét

Đây là một loại bệnh cũng khá phổ biến và nghiêm trọng cho cây có múi ở giai đoạn cây con trong vườn ươm. Bệnh thường xuất hiện trên lá làm rụng lá. Đôi khi bệnh xuất hiện trên thân non làm khô cành và chết ngọn.

    Triệu chứng: Ban đầu vết bệnh là những đốm chấm nhỏ màu vàng trong sau đó đậm dần rồi dần dần hoá nâu, gồ ghề trên bề mặt của vết bệnh.

Xung quanh vết bệnh có một quàng vàng rõ rệt, các vết bệnh có thể rời rạc hoặc kết dính lại tạo thành một mảng lớn trên bề mặt lá.

Kích thước của vết bệnh thay đổi tuỳ theo mức độ mẫn cảm của giống. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa, ẩm độ cao. Tốc độ lây lan khá nhanh qua nước mưa, nước tưới.

  • Tác nhân: Do vi khuẩn Xanthomonas campestris citri gây nên.
  • Phòng trừ: Ngăn chặn nguồn xâm nhiễm từ bên ngoài vào qua vật liệu bó bầu, công nhân lao động, dụng cụ chăm sóc và nguồn nước tưới. Phân lô các giống riêng biệt theo khả năng kháng bệnh của từng giống (nếu có thể) để thuận lợi cho việc phòng trừ. Áp dụng các biện pháp xử lý đất và vật liệu trồng trước khi gieo trồng. Đối với hạt, mắt ghép có thể xử lý bằng nước Javel 1% Clore hoạt tính tương đương 350ml nước Javel với 3 lít nước sạch trong 20 phút hoặc xử lý bằng nước nóng ở 52°C trong 20 phút; Duy trì chế độ phun thuốc định kỳ bằng các loại thuốc gốc đồng như Kasuran, Kocide,... Để phòng trị bệnh mỗi khi cây ra đọt non. Cắt bỏ và tiêu huỷ các bộ phận bị bệnh để tránh lây lan.

Bệnh ghẻ

Bệnh thường tấn công trên các chồi non, bệnh thường phổ biến trong vườn ươm ở mỗi đợt cây ra chồi non làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

  • Triệu chứng: vết bệnh tạo thành nốt ghẻ trên lá thường nhô cao ở một mặt của phiên lá. Chúng có màu xám nhạt, nhiều vết nhỏ thường liên kết lại làm cho lá bị nhăn nheo biến dạng, cây kém phát triển và cằn cỗi.
  • Tác nhân: Nấm Elsinoe
  • Phòng trừ: kiểm soát bệnh bằng chế độ phun thuốc định kỳ mỗi khi cây ra đọt non bằng các loại thuốc gốc đồng; Tỉa bỏ các bộ phận bị nhiễm bệnh nặng và tiêu huỷ.

Một số sâu hại phổ biến trong vườn ươm cây có múi

Sâu vẽ bùa (Phyllocnistic citrella Staintion)

    Phòng trị: Trên vườn ươm nên thường xuyên theo dõi quan sát, để bảo vệ các đọt non vào các giai đoạn cao điểm phát triển của sâu; Trong tự nhiên có nhiều loại ong ký sinh trên sâu non và nhộng, đôi khi tỉ lệ kí sinh có thể lên đến 70 - 80%. Do đó có thể tạo các điều kiện thích hợp cho kí sinh phát triển để hạn chế sâu hại; Khi mật số sâu quá cao, có thể dùng các loại thuốc nội hấp để phun như Applaud 10 WP, Lannate 40 SP, ..

Bướm phượng

    Phòng trị: tỉa cành để các đợt chồi non ra tập trung và xử lý thuốc khi thấy ấu non xuất hiện và đẻ trứng trên các chồi non. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính nội hấp để phun như Lannate 40 SP, Ofunack,...
Next Post Previous Post