Tổng Hợp Toàn Bộ Thông Tin Mẹ Cần Biết Về Bệnh Sởi Ở Trẻ
- là một bệnh truyền nhiễm, khả năng lây lan cao và dễ bùng phát thành dịch.
- Bệnh do virus sởi là Polynosa morbillorum gây ra.
- Sởi lây qua đường hô hấp khi bệnh nhân nhiễm sởi ho, hắt hơi,...
- Trẻ em là những đối tượng dễ bị sởi hơn người lớn vì sức đề kháng của trẻ còn yếu dễ bị virus tấn công.
diễn ra quanh năm tuy nhiên về mùa đông - xuân khả năng mắc sởi thường cao hơn.
Gần đây, nhiều ca mắc sởi được ghi nhận tại các bệnh viện lớn ngay cả mùa hè, số lượng ca tăng nhiều xấp xỉ mùa dịch. Vì vậy các bậc phụ huynh không nên chủ quan ngay cả khi không phải là mùa dịch. Sởi hoàn toàn có thể xảy ra và gây bệnh cho trẻ ngay cả khi đang là mùa hè.
Sởi là bệnh diễn biến nhanh. Giai đoạn đầu của bệnh thường không có triệu chứng nên các bậc phụ huynh khó phát hiện con mình mắc sởi. Việc phát hiện sớm trẻ mắc sởi rất quan trọng để cách li sớm và hạn chế biến chứng xảy ra ở trẻ.
Giai đoạn này rất khó nhận biết trẻ có nhiễm sởi hay không vì trẻ không có có biểu hiện gì bất thường.
Sau thời gian ủ bệnh, những biểu hiện đầu tiên xuất hiện ở trẻ:
Khi trẻ có các dấu hiệu như trên, phụ huynh cần nghi ngờ ngay đến sởi.
Ban mọc tuần tự trên da từ đầu mặt xuống cổ, thân và lan ra tứ chi. Trẻ thường sốt cao sau đó giảm sốt dần sau khi ban mọc đến chân tay.
Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh. Ban bay theo trình tự xuất hiện (chỗ nào mọc trước thì lặn trước). Ban nhạt dần rồi để lại các vết xám sậm trên da. Trẻ bắt đầu hết sốt.
Sốt phát ban và sởi là hai bệnh khác nhau, tuy nhiên các dấu hiệu bệnh lại có nhiều điểm tương đồng. Các mẹ thường chưa phân biệt đúng con mình mắc bệnh sởi hay bệnh sốt phát ban, dẫn đến điều trị và chăm sóc sai cách.
So với sởi là bệnh virus cấp tính, hầu hết do virus thông thường lành tính gây ra. Giai đoạn đầu của bệnh, cả sởi và sốt phát ban đề có những triệu chứng giống nhau như: sốt, mệt mỏi, trẻ biếng ăn hoặc bỏ bú, trẻ có thể nôn hoặc bị tiêu chảy,...
Mẹ hoàn toàn có thể phân biệt bệnh của trẻ nhờ nốt ban:
: Ban đỏ nhưng mịn, ít gồ trên bề mặt da. Thường phát ban sẽ xảy ra sau khi trẻ hạ sốt, hoặc sắp khỏi, không còn sốt nữa. Mắt trẻ không đỏ.
Thường nổi đồng loại, khắp người bé, k hông để lại vết khi ban bay. Khi bay thường bay cùng lúc.
Ban đỏ, nổi gờ trên da. Trẻ có thể vẫn sốt, mắt đỏ, chảy nước mắt, mũi. Một số trẻ có thể bị phù mi mắt, nổi chấm trắng trong miệng.
Ban mọc theo thứ tự trên cơ thể, thường từ cổ, vai gáy, xuống bụng, ngực, tay, chân. Khi bay để lại vết thâm xám trên da
Phân biệt ban giúp mẹ có cơ sở chăm con hợp lí, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm nếu trẻ mắc sởi.
Khi nghi ngờ trẻ mắc sởi bắt buộc phải đi khám ngay. Việc đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời giúp chẩn đoán đúng bệnh và biết mức độ của bệnh. Đặc biệt, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, trẻ suy dinh dưỡng, đề kháng kém, mắc các bệnh lý bẩm sinh... băt buộc cần đưa con đi khám để đề phòng các biến chứng nguy hiểm.
- Trẻ quấy khóc, không chịu chơi
- Bỏ bú, sốt cao hơn 39 ºC
- Khó thở, thở nhanh, thở gấp
- Đã phát ban toàn thân mà không lui sốt
Sởi là bệnh do virus nên chưa có thuốc điều trị cụ thể cho bệnh này. Nếu là sởi thông thường và không có biến chứng, các bác sĩ khuyên phụ huynh chăm con tại nhà. Trẻ được chăm sóc tại nhà sẽ hạn chế tiếp xúc với nhiều nguồn bệnh bội nhiễm. Bố mẹ hoàn toàn có thể cách ly, không cho trẻ tiếp xúc với trẻ trẻ khác, tránh nguy cơ dịch lây lan trong cộng đồng.
- Trẻ vẫn ăn uống đa dạng các thức ăn, đầy đủ 4 nhóm chất. Tuy nhiên, mẹ nên chia ra thành nhiều bữa, để giúp trẻ dễ tiêu hoá. Những món ăn lỏng như súp, cháo,... cũng phù hợp hơn. Tuy nhiên một số thức ăn trẻ bị sởi nên kiêng như:
- Trẻ bị sởi nên hạn chế đồ cay nóng như tỏi, hành, quế, hạt tiêu, ớt,...
- Hạn chế thức ăn nhiều giàu mỡ, đồ nướng, đồ hộp, đồ ăn nhanh, ...
- Cha mẹ không nên cho trẻ ăn nội tạng động vật vào thời điểm này.
- Không cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng.
- Mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước, nước hoa quả, oresol. Các loại nước cam, chanh, bưởi,... giàu vitamin C rất tốt cho trẻ bị sởi.
- Trẻ bị sởi mẹ vẫn có thể tắm cho trẻ, nhưng kiêng gió, nên tắm trong phòng kín. Với những vết bị loét, có nước, mẹ có thể lau khô sau khi tắm và chấm bằng subac hoặc betadine da liễu với trẻ. Nhiều mẹ cho trẻ tắm nước lá, tuy nhiên, việc tắm lá cũng có thể không an toàn. Chẳng hạn như đối với trẻ có cơ địa dị ứng, hoặc nhiều loại lá mua ở chợ có phun thuốc ... Vì thế, tăm cho trẻ bằng nước trắng là an toàn nhất.
- Trẻ bị sởi nên ằm phòng thoáng, đủ sáng, hạn chế gió lùa.
- Phải cách ly trẻ với trẻ khác
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bé
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc
- Không tự ý sử dụng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh và corticoid
- Hạ sốt cho trẻ: Chườm hoặc dùng thuốc hạ sốt
Sự nguy hiểm của là biến chứng. Biến chứng thường xảy ra ở những trẻ dưới 1 tuổi, trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin A, suy giảm miễn dịch... Hầu hết các trường hợp tử vong trong bệnh sởi thường không do virus gây ra mà do các biến chứng
- Viêm loét niêm mạc: Có thể loét gây mờ giác mạc, hỏng toàn bộ giác mạc, làm mủ trong nhãn cầu. Hậu quả gây giảm thị lực đến mù vĩnh viễn.
- Viêm tai giữa: Đặc biệt để ý khi trẻ mắc sởi. Nếu không phát hiện kịp thời dễ gây thủng màng nhĩ ảnh hưởng đến thính lực. Các trường hợp nặng gây điếc, viêm tai giữa mạn tính, áp xe não,...
- Tiêu chảy: Biến chứng này thường gặp sau sởi, nguy cơ cao ở những trẻ thiếu vitamin A và suy dinh dưỡng. Trẻ thường dễ mắc lỵ và tiêu chảy kéo dài.
: Viêm não tủy, viêm cơ tim -màng ngoài tim, viêm hạch mạc treo,....
Sức đề kháng là khả năng chống lại các yếu tố có hại: Vi sinh vật, khói bụi, chất độc hại, ... xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh. Sức đề kháng tốt giúp trẻ khỏe mạnh, chống lại bệnh tật.
Trong thời gian mắc sởi, trẻ thường chán ăn, ăn không nhiều nên không đảm bảo được lượng dinh dưỡng cần đưa vào cho trẻ. Đặc biệt nếu gặp các biến chứng, sẽ kéo dài thời gian đợt bệnh của trẻ, càng ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ. Suy giảm dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ là cơ hội cho các bệnh nhiễm trùng phát sinh.
Các mẹ tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách:
- Duy trì chế độ ăn uống nhiều chất dinh dưỡng: bữa ăn đầy đủ các chất (đường, chất béo, đạm, vitamin và khoáng chất)
- Sử dụng men vi sinh tăng cường lợi khuẩn đường ruột, giúp hấp thu tốt các chất
- Bổ sung thêm các vitamin cần thiết cho cơ thể bằng đường uống
Vitamin là vi chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể, tham gia vào nhiều phản ứng trong cơ thể nên thường đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng khác nhau. Vai trò của vitamin đối với cơ thể là vô cùng quan trọng.
- Vitamin A: Giúp ổn định tế bào da, niêm mạc và các tế bào biểu mô, là hàng rào bảo vệ chắc chắn trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vius,..
- Vitamin D: Tăng cường hấp thu canxi và phosphat vào xương. Tham gia vào quá trình phát triển của xương và lành xương.
- Vitamin C: Giúp tăng sinh tế bào bạch cầu đào thải các yếu tố độc hại ra khỏi hệ bạch huyết. tham gia quá trình tạo xương, dẫn truyền thần kinh, liên kết collagen,...
- Vitamin E: đóng vai trò chất chống oxy hóa, bảo vệ hồng cầu và các tế bào khác của cơ thể
Vitamin đảm bảo cho các quá trình chuyển hóa trong cơ thể được diễn ra bình thường, trẻ có sức đề kháng chống lại các bệnh tật và phát triển khỏe mạnh.
Tiêm vaccine phòng sởi được coi là phương pháp hữu hiệu nhất trong công tác phòng bệnh. Cán bộ y tế và phụ huynh cần nỗ lực đảm bảo trẻ được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch. Vaccin sởi có thể dùng ở dạng đơn độc hoặc phối hợp.
- Mũi đầu tiên: Khi trẻ 9-11 tháng tuổi
- Mũi nhắc lại: Trẻ được 18 tháng tuổi
- Mũi đầu tiên: trẻ được 12 tháng tuổi
- Mũi nhắc lại: Trẻ được 18 tháng
- Liều đầu tiên: 12-15 tháng tuổi ( Ngăn ngừa đến 93% nguy cơ mắc sởi)
- Liều thứ hai : 4-6 tuổi ( Hiệu quả 97% nguy cơ mắc)
Khuyến cáo nhắc lại vaccine sởi với những trẻ lớn hơn 10 tuổi
MMR cũng được lựa chọn dùng chích ngừa sởi trong 72 giờ kể từ khi tiếp xúc với sởi nếu trước đó chưa được tiêm vaccin phòng sởi.
Trẻ cũng có thể dùng vaccine MMRV, loại vaccin phòng ngừa cả 4 bệnh Sởi, quai bị, rubella, thủy đậu. Loại này được sử dụng cho đối tượng trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi.
Hiện nay nhiều nước trên thế giới sử dụng loại vaccine này để ngừa sởi nhưng hiện chưa có ở Việt Nam