Bệnh Chàm Khô Đầu Ngón Tay

Chàm khô ở đầu ngón tay là bệnh gì?

Bệnh chàm khô đầu ngón tay là tình trạng tổn thương gây rối loạn bề mặt da. Tình trạng này khiến da bị bong tróc, đau rát, nứt nẻ hoặc chảy máu. Hầu hết các trường hợp, bệnh chàm khô thường trở nên mãn tính, dễ tái phát gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chàm khô ở đầu ngón tay là bệnh ngoài da phổ biến, chiếm khoảng 20% các bệnh ngoài da. Da tay, các đầu ngón tay thường là khu vực thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố kích ứng, hóa chất độc hại. Do đó, nguy cơ mắc bệnh chàm khô ở đầu ngón tay thường cao hơn các vùng da khác.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh chàm khô có thể tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn tồn tại, phát triển và gây bội nhiễm đầu ngón tay. Bội nhiễm là tình trạng tổn thương nghiêm trọng, khó điều trị và có thể dẫn đến hoại tử ngón tay nếu không được chăm sóc hợp lý. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu chàm khô, người bệnh nên có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết chàm khô ở đầu ngón tay

Các triệu chứng chàm khô ở đầu ngón tay thường dễ bị nhầm lẫn thành các bệnh lý khác như viêm da cơ địa hoặc bệnh vẩy nến. Cụ thể, các dấu hiệu thường bào gồm:

  • Ngứa, phù nề ở đầu ngón tay. Đây là triệu chứng bệnh, các đầu ngón tay bệnh có thể chuyển sang màu hơi hồng, tấy đỏ, ngứa ngáy, phù nề.
  • Nổi nhiều mụn nước nhỏ li ti mọc ẩn dưới da các đầu ngón tay. Các mụn nước này có thể bị vỡ ra nếu bị tác động.
  • Da khô, bong tróc khi các nốt mụn nước vỡ ra, tiết dịch. Sau đó khi các vết thương lành, da có thể đóng vảy, bong tróc và nứt nẻ. Một số trường hợp có thể gây chảy máu ở đầu ngón tay.

Nguyên nhân gây chàm khô ở đầu ngón tay

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây chàm khô ở đầu ngón tay. Các nguyên nhân phổ biến nhất thường bao gồm:

  • Người có tiền sử gia đình mặc bệnh chàm khô có tỉ lệ mắc bệnh tương đối cao. Theo các nghiên cứu, các trường hợp di truyền bệnh chàm khô thường là do thiếu hụt một yếu tố có tác dụng dưỡng ẩm da tự nhiên.
  • Đây cũng là một yếu tố có thể dẫn đến bệnh chàm khô ở đầu ngón tay. Một số yếu tố dễ gây dị ứng bao gồm thực phẩm, hóa chất, thời tiết, mỹ phẩm,...
  • Một số loại vi khuẩn có thể làm thay đổi cấu trúc bề mặt da và làm tăng nguy cơ mắc bệnh về da. Vi khuẩn Staphylococcus Aureus là loại vi khuẩn phổ biến nhất có thể gây ảnh hưởng xấu đến làn da và có thể dẫn đến bệnh chàm khô ở đầu ngón tay.
  • Bệnh chàm khô thường phổ biến khi thời tiết lạnh, hanh khô. Điều này khiến các đầu ngón tay trở nên thô ráp, nhạy cảm và dễ xuất hiện các dấu hiệu chàm.
  • Thiếu vệ sinh tay, suy giảm hệ thống miễn dịch, ô nhiễm môi trường, biện pháp hoặc sản phẩm chăm sóc da tay không đúng, ảnh hưởng của các bệnh ngoài da khác,... cũng có thể dẫn đến các triệu chứng chàm khô.

Biện pháp điều trị bệnh chàm khô ở đầu ngón tay

Việc điều trị chàm khô ở đầu ngón tay cần được tiến hành sớm để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Một số biện pháp phổ biến được áp dụng điều trị bệnh chàm khô ở đầu ngón tay bao gồm:

1. Điều trị bệnh chàm khô tại nhà

Trong trường hợp bệnh không nghiêm trọng với các triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc, dưỡng ẩm tại nhà. Người bệnh có thể tham khảo một số cách như sau:

  • Thoa một lớp dầu dừa mỏng lên các đầu ngón tay bị chàm khô hoặc bị tổn thương. Massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 - 20 phút để các dưỡng chất thấm sâu vào da. Rửa sạch lại với nước và lau khô tay nhẹ nhàng bằng khăn sạch.
  • Sử dụng gel nha đam hoặc nhựa nha đam tươi thoa lên vùng da bệnh trong 15 - 20 phút có thể hỗ trợ điều trị bệnh chàm khô ở đầu ngón tay. Tuy nhiên, nha đam có thể gây dị ứng ở một số người. Do đó, nếu có dấu hiệu ngứa hoặc khó chịu khi sử dụng nha đam, người bệnh nên tham khảo cách điều trị khác.
  • Sử dụng một lượng lá trầu không vừa đủ, rửa sạch, đun sôi với một ít muối. Dùng nước này ngầm rửa tay mỗi ngày để cải thiện các dấu hiệu chàm khô.

Hầu hết các biện pháp điều trị chàm khô tại nhà chỉ hiệu quả đối với các triệu chứng không nghiêm trọng. Do đó nếu nhận thấy các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hoặc không được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn, điều trị hợp lý.

2. Thuốc điều trị chàm khô ở đầu ngón tay

Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc điều trị chàm khô ở đầu ngón tay. Một số loại thuốc có thể làm giảm nhanh các triệu chứng và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc điều trị bệnh chàm khô, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Các loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị chàm khô thường bao gồm:

  • Các loại thuốc có chứa hoạt chất Hydrocortisione. Đây là các nhóm thuốc có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sưng và viêm da do chàm khô gây ra.
  • Corticosteroids thoa tại chỗ thường được chỉ định cho các trường hợp nghiêm trọng. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây mỏng da, thay đổi màu da và một số tác dụng phụ khác. Do đó, sử dụng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ thường được chỉ định cho trường hợp da bị tổn thương, rò rỉ máu, nhiễm khuẩn hoặc các dấu hiệu bội nhiễm da.

Khi điều trị bệnh chàm khô ở đầu ngón tay người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể gây teo da, rạn da, khô da và tăng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da khác.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh chàm khô

Bên cạnh có biện pháp điều trị và cải thiện các triệu chứng, người bệnh nên tiến hành ngăn ngừa bệnh chàm khô tái phát. Một số vấn đề cần lưu ý bao gồm:

  • Thực hiện các biện pháp chăm sóc da phù hợp. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Ngoài ra, khi rửa tay cần sử dụng nước ấm hoặc nước mát. Nước nóng có thể gây kích ứng da và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất, chất tẩy rửa, bột giặt. Sử dụng găng tay bảo hộ để tránh kích ứng da tay.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc các sản phẩm dưỡng ẩm an toàn, không gây kích ứng. Dưỡng ẩm các ngón tay, bàn tay và vùng da lân cận để ngăn ngừa tình trạng bệnh lây lan.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày và bổ sung các sản phẩm lành mạnh trong chế độ ăn uống. Điều này có thể tăng cường sức đề kháng và hạn chế nguy cơ mắc bệnh chàm.
  • Thực hiện che chắn, bảo vệ tay khi tiếp xúc với không khí lạnh hoặc khô. Sử dụng bao tay làm bằng các chất liệu không gây kích ứng da, tránh các vật liệu như len hoặc vải tổng hợp.
  • Không gãi, làm trầy xước hoặc bóc da ở khu vực bệnh. Điều này có thể khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, nếu điều trị không đúng cách có thể dẫn đến bội nhiễm và hoại tử ngón tay. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Next Post Previous Post