Bệnh Hở Van Tim: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Bệnh hở van tim là khi các van tim bị thay đổi cấu trúc, không đóng được khít, làm dòng máu bị rò rỉ, phụt ngược trở lại buồng tim, khiến tim phải co bóp nhiều hơn để bù đắp lượng máu bị thiếu hụt đi nuôi các cơ quan. Bệnh hở van tim có thể xảy ra ở van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ, động mạch phổi.

Với mỗi loại bệnh hở van 2 lá, hở van 3 lá, hở van động mạch chủ và hở van động mạch phổi, sẽ có 4 mức độ nặng nhẹ khác nhau:

- Hở van tim 1/4 (tỷ lệ hở 20%): mức độ nhẹ, đa phần người bệnh không có triệu chứng.

- Hở van tim 2/4 (tỷ lệ hở 21 - 40%): mức độ nhẹ nhưng nếu có triệu chứng thì cần dùng thuốc điều trị.

- Hở van tim 3/4 (tỷ lệ hở trên 40%): mức độ trung bình, thường xuất hiện triệu chứng đau ngực, khó thở,... cần dùng thuốc điều trị và theo dõi tiến triển bệnh.

- Hở van tim 4/4 (Hở hoàn toàn): Đây là mức độ rất nặng, các triệu chứng trở nên trầm trọng cần được điều trị kịp thời bằng phương pháp phẫu thuật sửa hoặc thay van tim để tránh biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim xảy ra.

Hở van 2 lá, nguy cơ suy tim nếu không điều trị sớm Hở van 3 lá - Điều trị sớm để tránh suy tim! Hiểu để điều trị đúng bệnh hở van động mạch chủ

Hở van tim thường tiến triển âm thầm, trong giai đoạn đầu mọi người sẽ rất khó để nhận biết được các dấu hiệu của bệnh. Đa phần là tình cờ phát hiện khi thăm khám tổng thể hoặc khi bệnh hở van tim đã trở nên tồi tệ với các triệu chứng như:

- Thở dốc, khó thở, đặc biệt khi gắng sức hoặc nằm ngửa.

- Nhịp tim nhanh bất thường, hồi hộp, trống ngực hoặc có hiện tượng tim bỏ nhịp.

- Đau thắt ngực: cảm giác như có vật đè nặng, bóp chẹn lồng ngực

- Cảm giác mệt mỏi, cạn kiệt sức và không thể làm nổi việc gì.

- Hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.

- Sưng, phù nề mắt cá chân, bàn chân, bụng.

Có nhiều người sinh ra đã có những dị tật bẩm sinh trong van khiến van bị hở, nhưng đa phần là hở van tim khởi phát bởi những nguyên nhân sau:

Do nhiễm vi khuẩn Streptococus không được điều trị gây viêm nội tâm mạc hoặc tổn thương van tim.

Khi tuổi càng cao, quá trình lão hóa khiến hình dạng và tính linh hoạt của van tim có thể thay đổi, canxi và các chất lắng đọng khác có thể làm dày, cứng các nắp van khiến chúng không đóng kín được.

Xơ vữa động mạch, tiểu đường, tăng huyết áp... có thể gây tổn hại đến van tim.

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh hở van tim như:

- Mắc bệnh tự miễn bao gồm lupus, viêm khớp dạng thấp

- Sau xạ trị.

- Sử dụng một số loại thuốc ăn kiêng.

- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm

Khi bệnh hở van tim tiến triển sang giai đoạn nặng, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng chẳng hạn như:

- Suy tim

- Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ não do hình thành cục máu đông

- Rối loạn nhịp tim như rung nhĩ hoặc nhịp nhanh thất...

- Tử vong

Mục tiêu trong điều trị hở van tim là cải thiện triệu chứng, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng và phòng tránh biến chứng xảy ra. Các phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

- Tăng cường trái cây tươi, rau xanh, sản phẩm từ sữa ít hoặc không có chất béo, thịt gia cầm, cá, ngũ cốc nguyên hạt,...

- Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa: bơ, mỡ lợn, bánh, kẹo, pizza, xúc xích, thịt hun khói, dầu cọ, dầu dừa,...

- Ăn nhạt hơn.

- Duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân nếu béo phì.

- Tạo thói quen tập thể dục đều đặn, vừa sức 30 phút mỗi ngày với các hoạt động nhẹ nhàng như: đi bộ, hít sâu thở chậm, yoga, ngồi thiền,...

- Hạn chế căng thẳng và cố gắng giữ tinh thần thoải mái.

- Ngừng hút thuốc lá.

- Thực hiện vệ sinh răng miệng thật tốt bằng cách dùng chỉ nha khoa và đánh răng thường xuyên. Nhất là khi bạn đã từng sửa chữa hoặc thay van tim bởi nhiễm trùng nướu răng và sâu răng có thể gây trầm trọng hơn bệnh hở van tim.

Thuốc được sử dụng như một giải pháp giúp làm giảm triệu chứng, hạn chế nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm. Một số nhóm thuốc điển hình trong điều trị hở van tim đó là:

- Thuốc lợi tiểu: Giúp đào thải lượng nước dư thừa, giảm gánh nặng cho tim

- Thuốc chống loạn nhịp tim

- Thuốc giãn mạch, thuốc ức chế men chuyển: Giúp hạ huyết áp, tăng cường lưu thông máu tốt hơn.

- Nhóm chẹn beta giao cảm: Điều trị cao huyết áp và làm chậm nhịp tim.

- Nhóm thuốc chống đông: Giảm nguy cơ hình thành huyết khối

Hiện nay, hướng điều trị kết hợp giữa thuốc tây, chế độ sinh hoạt cùng các sản phẩm thảo dược tự nhiên được đánh giá mang lại hiệu quả cao và có triển vọng với những người bệnh hở van tim.

Trong đó, bộ 3 thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm được nhận định là có tiềm năng hơn cả. Bởi khả năng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu qua van, giúp cải thiện các triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt mỏi mà người bệnh thường xuyên gặp phải. Bên cạnh đó, những thảo dược này còn có tác dụng ức chế quá trình kết tập tiểu cầu, chống hình thành cục máu đông, giúp phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ não,.. hiệu quả.

Một khi các triệu chứng đã quá trầm trọng, kể cả việc sử dụng thuốc tây cũng không cải thiện tình trạng bệnh, can thiệp phẫu thuật sửa chữa hoặc thay van tim bằng van sinh học hoặc van nhân tạo sẽ được chỉ định.

Next Post Previous Post