Bị Khô Khớp Nên Uống Thuốc Gì?

Khô khớp gối là tình trạng khớp không tiết ra hoặc tiết ra quá ít chất nhờn (hay còn gọi là dịch nhờn) bôi trơn, khiến đầu gối vận động khó khăn. Khớp gối sẽ phát ra tiếng lục cục, lạo xạo khi vận động (đi lại, đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, chạy nhảy), kèm theo cơn đau nhức kéo dài, chân luôn có cảm giác mệt mỏi, yếu cơ chân, đôi khi lại mất cảm giác.

Bạn sẽ cảm thấy các khớp đau nhức, đơ cứng, đặc biệt là ở các khớp vùng vai gáy, lưng, cổ tay, gối, bàn chân... Hậu quả là gây khó vận động và hạn chế các thói quen sinh hoạt hàng ngày hay thậm chí giấc ngủ cũng không được yên vì cơn đau khớp hành hạ.

Nếu không điều trị sớm sẽ gây tình trạng viêm khớp, thoái hóa khớp, biến dạng khớp... thậm chí là bị bại liệt, tàn phế vĩnh viễn.

Nguyên nhân dẫn đến khô khớp khớp gối

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khô khớp thườn do 3 nguyên nhân chính gây chứng khô khớp là:

  • Tổn thương sụn khớp
  • Tổn thương xương dưới sụn
  • Giảm tiết dịch khớp

Một số nguyên nhân khác gây ra bệnh khô khớp:

  • Khớp bị trật sau chấn thương
  • Ổ khớp bị vôi hóa do sự lắng đọng canxi khiến các hoạt động của khớp bị trở ngại, dẫn đến khô khớp
  • Bệnh viêm khớp, bệnh vẩy nến, bệnh thống phong
  • Do các cơ bị căng giãn quá mức nên vị trí các khớp bị lệch dẫn đến sự cọ xát, phát ra các tiếng lạo xạo
  • Béo phì dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp, do đó bệnh viêm khớp cũng nặng hơn vì sức nặng của cơ thể gây đè nén lên trên ổ khớp
  • Do một số hoạt động điền kinh, di chuyển quá nhanh, chạy nhảy, vận động quá mạnh
  • Khi tổn thương sụn khớp, bề mặt khớp sẽ không còn trơn nhẵn nữa mà trở nên xù xì, lồi lõm. Theo thời gian, sụn khớp ngày càng mỏng đi, nứt nẻ..., để trơ lại lớp xương nằm bên dưới
  • Các ụ xương, gai xương xuất hiện trên bề mặt xương có thể cọ xát lên lớp màng xương ở các đầu xương, gây ra tiếng lạo xạo và kèm theo đau. Thoái hóa khớp luôn là nguyên nhân dẫn đến khô khớp. Đây là một căn bệnh rất phổ biến, chiếm tỷ lệ 30% bệnh nhân khớp.

Những người hay mắc chứng khô khớp thường là: Người trên 60 tuổi; những người trẻ tuổi không được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, những người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, những người béo phì, người thường xuyên phải lao động nặng do các khớp bị đè nén nhiều hay sự biến đổi hormon như estrogen... cũng dễ bị khô khớp.

Những biểu hiện khô khớp thường gặp

Một số loại khô khớp thường gặp phải là khô khớp gối, khô khớp vai, khô khớp háng...Tuy nhiên, khô khớp sẽ có một số biểu hiện chung sau đây:

  • Khớp phát ra tiếng kêu lạo xạo, lục cục mỗi khi cử động bằng các động như co, duỗi, gập, xoắn... các tiếng lạo xạo này ngày càng nhiều hơn và tình trạng nặng hơn nếu không được điều trị kịp thời.
  • Đau là triệu chứng không thể thiếu, các cơn đau ban đầu khá nhẹ không quá ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như việc đi lại của người bệnh. Dần dần các cơn đau đến nhiều hơn, đau hơn và kéo dài hơn, thậm chí cả trong lúc ngủ.
  • Có hiện tượng hơi sưng, khớp cứng gây đau đớn và khó chịu.
  • Đau đến mức không thể đi được là tình trạng người bệnh bước sang giai đoạn đau mãn tính và thông thường khi bệnh tiến triển tới mức độ này thì người bệnh mới thăm khám. Mỗi lần nhấc chân đi là cơn đau và cơn co kéo về ồ ạt, người bệnh phải dùng nạng.
  • Bệnh kéo dài khiến cho cơ có hiện tượng yếu dần, lâu dần có thể bị teo cơ, bại liệt.

Bệnh khô khớp gối có nguy hiểm không?

Theo nhiều chuyên gia nhận định việc bị viêm khớp không quá nguy hiểm, cũng như không đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

Tuy nhiên, tình trạng bệnh cũng dễ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Đau nhức khó chịu, bệnh kéo dài thường xuyên không có dấu hiệu biểu hiện chấm dứt bệnh.
  • Vận động khớp khó khăn mỗi khi di chuyển, chạy nhảy, co duỗi cơ chân, đứng lên ngồi xuống.
  • Biến dạng khớp và teo cơ.
  • Nếu khớp gối bị khô thì sẽ diễn ra trong khoảng thời gian dài, tiến triển bệnh nặng hơn và đôi khi còn gây ra teo cơ xung quanh khớp gối, chân cũng có thể bị cong vẹo, đi khập khiễng.
  • Liệt khớp gối là những biến chứng vô cùng nguy hiểm của tình trạng khô khớp gối, có thể dẫn tới tình trạng tàn phế cả đời, vô cùng khó chịu.
  • Không những thế, khô khớp gối có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng nhiều tới dây thần kinh và trong đó có dây thần kinh tọa gây ra cơn đau nhức thắt lưng và toàn thân, khó điều trị bệnh.

Bị khô khớp nên uống thuốc gì?

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị khô khớp gối gồm:

  • Thuốc chống viêm và giảm đau
  • Thuốc giúp phục hồi chức năng của khớp
  • Những loại thuốc này thường chứa thành phần sụn khớp hoặc thuốc chống thoái hóa khớp

Cây trinh nữ

Bộ phận dùng: rễ cây

Cách làm: Rễ cây trinh nữ sau khi thu hái về , đem rửa sạch phơi khô.

Mỗi ngày lấy 1 nắm khoảng 100g, đem sao vàng lên với rượu trắng rồi cho vào ấm thuốc.

Sắc với 600ml nước, tới khi còn lại 300ml nước thì dừng, chia 2 lần uống trong ngày.

Với cách làm này, chỉ sau 4-5 ngày, tình trạng sưng đau ở khớp gối sẽ được cải thiện rõ rệt.

Bộ phận dùng: lá, thân và rễ

    Cách 1: Đem sắc 20g lá lốt với 2 bát nước, tới khi còn lại 1 bát thì dừng, uống sau bữa ăn tối.

Thực hiện sau bữa ăn tối, các triệu chứng đau sẽ giảm bớt.

    Cách 2: Thái rễ và thân cây lá lốt từng đoạn 3-5cm rồi ngâm trong rượu 40 độ khoảng 10 ngày là sử dụng được.

Mỗi ngày 2 lần, đem xoa bóp lên các khớp bị sưng đau, sẽ thấy được hiệu quả.

    Cách 3: Lá lốt, rễ cỏ xước, dây đau xương, cốt khí củ mỗi vị 10g , đem sắc uống mỗi ngày cho tới khi thấy đỡ.

Nếu phân vân khô khớp nên uống thuốc gì thì dùng ngải cứu

Bộ phận dùng: thân và rễ

    Cách 1: Ngải cứu giã nát, trộn với dấm rồi đem sao nóng.

Sau đó bọc lại bằng khăn vải sạch rồi đắp trực tiếp lên đầu gối, để khoảng 30 phút.

Trong quá trình đắp nếu nó bị nguội có thể tiếp tục sao nóng rồi đắp tiếp.

Thực hiện liên tục 15 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

    Cách 2: Rang nóng ngải cứu với muối hạt rồi đắp lên đầu gối. Thực hiện tương tự cách trên.

Dùng cây cỏ xước chữa đau khớp gối - Khô khớp gối nên dùng thuốc gì để hiệu quả

Mỗi ngày lấy 10g-20g cỏ xước đem nấu nước uống, chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả.

Next Post Previous Post