Phòng Và Trị Bệnh Tiêu Chảy Cấp Ở Người Lớn

Tiêu chảy cấp là biểu hiện của khá nhiều chứng bệnh khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do viêm ruột nhiễm khuẩn. Đường lây truyền là đường tiêu hóa:

Có đến 80% các trường hợp viêm ruột ở các nước phát triển, thường gặp là rotavirus, Adenovirus, Norwark...

Gặp chủ yếu ở các nước đang phát triển, bệnh thường có tỷ lệ mắc cao vào mùa hè.Những vi khuẩn gây bệnh gồm: Campylobacter jejuni, Salmonella, Shilgella (gây bệnh lỵ), Yersinia, E.coli, Vibrio Cholera (gây bệnh tả).

Giardia, Cryptosporidium, Entamoeba histolitica...

Một số loại thuốc tây hoặc đông dược có thể gây tiêu chảy do có chứa một số chất có tác dụng nhuận tràng. Kháng sinh gây tiêu chảy do hiện tượng loạn khuẩn ruột. Bệnh thường tự khỏi khi ngưng uống thuốc, nếu bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile cần phải dùng thuốc thích hợp để điều trị.

các bệnh lý về tiêu hóa như viêm đại tràng cấp, hội chứng ruột kích thích, bệnh lí toàn thân như đái tháo đường, cường giáp...

Các triệu chứng thường gặp

  • Số lần đi tiêu tăng lên trong ngày, có thể từ vài lần cho tới hàng chục lần.
  • Phân nát không thành khuôn cho tới phân lỏng.
  • Phân nước lỏng đục nhiều, không kèm theo hiện tượng sốt, không đau bụng cần nghi ngờ là nhiễm phảy khuẩn tả (Vibrio cholerae).
  • Nếu tiêu chảy phân máu là biểu hiện của viêm đại tràng do vi khuẩn với mức độ nặng, thường do các vi khuẩn xâm nhập như Shigella, Salmonella, E.coli, Campylobacter...

Mất nước là dấu hiệu khá quan trọng, người bệnh cảm thấy khát nước, giảm số lượng nước tiểu, niêm mạc mắt bị khô, mắt trũng, mất sự đàn hồi của da với biểu hiện bằng dấu hiệu nếp véo da, mạch nhanh, tụt huyết áp tư thế hoặc nặng hơn là tụt huyết áp, mệt xỉu.

Đối với người lớn, tình trạng mất nước nhẹ thường khó phát hiện hơn so với trẻ em. Mức độ mất nước đôi khi không tương xứng với độ nặng của tiêu chảy.

Nếu tiêu chảy do nhiễm độc tố, vi khuẩn thường thì triệu chứng tiêu chảy khởi phát từ 2- 7 giờ sau ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn. Biểu hiện nôn là triệu chứng chính, tiêu chảy thường không nặng, đôi khi kèm đau quặn bụng và không sốt.

Trường hợp viêm dạ dày ruột do virus (Norwalk, Rota) biểu hiện thường là nôn. Buồn nôn kèm đau quặn bụng và tiêu chảy, có thể có sốt nhẹ 37,5 độ, đôi khi có đi kèm đau đầu, đau mỏi cơ, sổ mũi và ho. Các triệu chứng thường nhẹ và tự khỏi trong vòng 24 - 48 giờ.

Điều trị tại nhà

Khi bị tiêu chảy cấp chúng ta có thể điều trị tại nhà bằng cách:

  • Tránh để cho cơ thể bị thiếu nước trầm trọng nên cần cho bệnh nhân uống nhiều nước đun sôi, được chia thành nhiều lần hoặc uống oresol để cơ thể không còn tiêu chảy nữa.
  • Cho người bệnh ăn nhẹ bằng những món ăn mềm, dễ tiêu hóa
  • Tránh dùng những thực phẩm có gia vị, trái cây, đồ uống có cồn, cà phê, sữa trong vòng 48 giờ sau khi hết tiêu chảy.
  • Tránh dùng kẹo cao su chứa đường có chứa sorbitol, xylitol.
  • Nếu bạn đang mang thai thì tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống thuốc

Một số loại thuốc sử dụng trong điều trị tiêu chảy

Thuốc có tác dụng làm giảm sự co bóp của ruột khiến nước và chất điện giải di chuyển trong ruột chậm hơn từ đó tăng sự hấp thụ nước và điện giải từ đó làm tăng độ đặc của phân.

Cần lưu ý, không dùng thuốc trong trường hợp bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, chỉ dùng trong các trường hợp tiêu chảy do chế độ ăn uống, dị ứng...

Thuốc có tác dụng ức chế men encephalinase (là men phụ trách thoái hóa encephalin nội sinh ở não và ruột) làm ức chế tiết ở ruột do độc tố của vi khuẩn tả hoặc do viêm mà không làm giảm dịch tiết cơ bản khác. Thuốc hấp thụ nhanh qua ống tiêu hóa, thời gian tác dụng tầm 8 giờ. Nhưng đôi khi gây buồn ngủ và cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Là những silicat thiên nhiên hoặc nhựa polyacryl thán nước, có khả năng hút nước rất nhiều làm tăng độ đặc của phân. Thuốc không được hấp thu vào máu và được đào thải theo phân mang theo các chất mà chúng đã hấp phụ, do đó không dùng chung với nhóm làm giảm nhu động ruột. Ngoài ra cần chú ý dùng các thuốc khác cách xa thuốc này khoảng 2 tiếng.

Lưu ý: Khi điều trị tiêu chảy có nhiều thuốc và có nhiều chú ý kèm theo. Người bệnh cần tới cơ sở y tế khi đã dùng thuốc mà các triệu chứng không cải thiện hoặc tiêu chảy kèm theo các triệu chứng khác như sốt, nôn, mất nước, mắt trũng, môi khô, nước tiểu ít, lú lẫn, lơ mơ... Cần tránh ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, các chất tanh.

Một số loại hoa quả giúp điều trị tiêu chảy

Một số các loại quả sau đây có thể giúp bạn cải thiện tình trạng tiêu chảy cấp:

Trong chuối có chất xơ pectin là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong dạ dày trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho dạ dày.

Theo y học cổ truyền, lá ổi có vị đắng, tính ấm có công dụng tiêu thũng, giải độc. Các bộ phận của cây ổi được dùng để chữa tiêu chảy, viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, mụn nhọt, vết thương...

Đặc biệt, lá ổi thường được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy do có chứa nhiều tanin, giúp làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và có tác dụng kháng khuẩn.

Trong táo có chứa nhiều pectin (các chất xơ được tìm thấy trong trái cây) hơn bất kỳ loại trái cây nào. Tác dụng của chất này được phân hủy trong ruột bởi các vi khuẩn tốt, tạo thành một lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, giúp xoa dịu và ngăn ngừa các chất gây kích thích ruột.

Lấy khoảng 10 vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3-4 chén.

  • Có dấu hiệu mất nước ngày càng nặng (da khô, mắt lõm, khát nước liên tục...).
  • Phân đen như bã cà phê hoặc lẫn máu
  • Sốt cao

Biện pháp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy

  • Rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau vứt rác, thay bỉm cho trẻ em, sau khi chơi với vật nuôi.
  • Mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi.
  • Rác thải phải được thu gom, xử lý đúng cách, không đổ rác bừa bãi.
  • Không sử dụng phân tươi để bón cây trồng hay thải phân xuống nguồn nước.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hạn chế di chuyển tới vùng đang có dịch bệnh.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá hải sản, thức ăn sống.
  • Lựa chọn thực phẩm tại những cơ sở được cấp giấy phép, có kiểm chứng, xuất xứ rõ ràng
  • Không sử dụng nước nhiễm khuẩn, không uống nước chưa đun sôi, rửa sạch rau củ quả trước khi sử dụng, nấu chín các thực phẩm trước khi dùng, vệ sinh dao thớt và các dụng cụ nấu nướng khi thái các thực phẩm sống...
  • Bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng nước sạch để nấu ăn.
  • Khi bị tiêu chảy nên nghỉ ngơi tại nhà, tránh tiếp tục đi đến cơ quan, trường học.
  • Nếu trong gia đình có người bị tiêu chảy cấp thì cần đưa tới cơ sở y tế gần nhà để được xử lý kịp thời.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về chứng tiêu chảy cấp hoặc các bệnh lý đường ruột như viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa...hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như:

Next Post Previous Post