Phục Hồi Bản Lĩnh Đàn Ông Sau Rối Loạn Cương Dương Do Tiểu Đường

Tiểu đường là một căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có một biến chứng "khó nói" mang tên rối loạn cương. Có tới 75% nam giới mắc tiểu đường bị biến chứng rối loạn cương dương. Nhưng ít ai biết tình trạng này có thể phòng ngừa từ sớm và phục hồi khi tìm đúng giải pháp điều trị.

Rối loạn cương dương là một dấu hiệu suy giảm chức năng tình dục ở nam giới, đặc trưng bởi tình trạng không thể đạt được hoặc duy trì cương cứng dương vật cho sinh hoạt tình dục. Tình trạng này thường gặp ở độ tuổi 50 với người khỏe mạnh và sớm hơn 10 - 15 năm với người tiểu đường. Tỷ lệ nam giới gặp phải vấn đề nhạy cảm này ở người mắc bệnh tiểu đường vào khoảng 35 - 75%. Không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bản thâ ;n người bệnh, rối loạn cương dương (RLC) còn ảnh hưởng tới tâm lý của người bạn đời và tác động tiêu cực đến đời sống gia đình.

Những năm trước đây, tất cả các tình trạng suy giảm sinh lý do tiểu đường đều được coi là kết quả tất yếu của tuổi tác, bệnh lãnh cảm hay đời sống vợ chồng bị rạn vỡ. Quan niệm sai lầm này cùng với sự ngại ngùng của người bệnh đã vô tình làm cho biến chứng rối loạn cương không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn tới rối loạn cương dương ở người tiểu đường chính là biến chứng của bệnh trên cả hai cơ chế tổn thương thần kinh và mạch máu. Đường huyết tăng cao trong thời gian dài khiến các dây thần kinh bị tổn thương gây cản trở tín hiệu "ham muốn" từ não bộ tới cơ quan sinh dục. Đồng thời, tiểu đường cũng gây chít hẹp các mạch máu nhỏ, làm giảm khả năng bơm máu khiến dương vật không thể cương cứng. Ngoài ra, việc phải dùng thuốc hàng ngày và s ự lo sợ trước nhiều biến chứng khác của bệnh (tê bì tay chân, mờ mắt, ngứa da, huyết áp cao, xơ vữa mạch...) cũng làm người bệnh giảm tự tin và ham muốn.

Rối loạn cương dương do tiểu đường thường không diễn ra đột ngột mà xuất hiện dần dần trong một thời gian từ vài tháng đến vài năm. Ban đầu có thể chỉ là giảm thời gian cương, nếu như tình trạng đường huyết cao không được cải thiện sẽ dẫn tới rối loạn rõ rệt hơn, cuối cùng có thể dẫn đến liệt dương.

Cho dù bạn đang cần chữa trị rối loạn cương hay hy vọng tránh được tình trạng này, hãy thử áp dụng 5 lời khuyên sau đây để tăng cường sức khỏe và duy trì sự viên mãn trong đời sống vợ chồng.

Cũng giống như bất cứ biến chứng tiểu đường nào khác, kiểm soát đường huyết là yếu tố đầu tiên trong điều trị và ngăn ngừa rối loạn cương dương. Khi đường huyết được giữ trong giới hạn cho phép, mặc dù không giúp RLC tự phục hồi nhưng sự tiến triển của RLC sẽ bị hạn chế và bạn có thể trì hoãn thời gian xuất hiện biến chứng này.

Huyết áp cao, mỡ máu, béo phì, thuốc lá, bia rượu sẽ khiến bạn dễ bị rối loạn cương hơn. Vì vậy, hãy ngừng hút thuốc, hạn chế uống rượu, kiểm soát huyết áp, mỡ máu, duy trì cân nặng khỏe mạnh để phòng ngừa biến chứng này.

sildenafil (Viagra), tadalafil (Cialis) hay vardenafil (Levitra) có thể giúp bạn khắc phục tạm thời tình trạng rối loạn cương. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc này cần thận trọng, đặc biệt với bệnh nhân tim mạch đang được điều trị bằng thuốc giãn mạch vì có thể gây hạ áp đột ngột. Để an toàn và tránh lệ thuộc quá mức vào thuốc, bạn nên chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn loại thuốc điều trị phù hợp nhất. Một số trường hợp thuốc uống không hiệu quả, bác sĩ c 3; thể chỉ định thuốc tiêm trực tiếp vào thể hang, dùng bơm hút hoặc phẫu thuật đặt thể hang nhân tạo để giúp bệnh nhân duy trì hoạt động tình dục.

Song song với thuốc Tây, kết hợp sản phẩm từ Đông Y cũng là một giải pháp mà nhiều người bệnh tiểu đường tìm đến để cải thiện biến chứng rối loạn cương dương.

Không chỉ ông Trang, nhiều bệnh nhân cũng áp dụng giải pháp này cùng thuốc điều trị và thu được kết quả ngoài mong đợi. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ .

Rối loạn cương dương là biến chứng ít được nhắc đến nhất, nhưng cũng là một trong số ít biến chứng có thể điều trị của bệnh tiểu đường. Những rối loạn này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình của bạn. Vì vậy, chủ động phòng ngừa và điều trị sớm là điều nên làm để giúp bạn không còn e ngại và tự tin chung sống với bệnh tiểu đường.

Next Post Previous Post