3 Giai Đoạn Của Bệnh Sốt Xuất Huyết
Sốt xuất huyết chủ yếu do virus Dengue gây ra, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua vết đốt. Các biểu hiện của bệnh khá đa dạng từ nhẹ tới nặng, nếu không được phát hiện sớm và xử lý đúng cách có thể dẫn tới tử vong do xuất huyết.
Bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn bao gồm:
- Giai đoạn sốt
- Giai đoạn nguy hiểm
- Giai đoạn hồi phục
Giai đoạn sốt
Giai đoạn sốt xuất hiện sau thời gian ủ bệnh từ 4 - 10 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt. Người bệnh có các biểu hiện như:
- Sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C
- Đau đầu dữ dội ở vùng trán, nhức hai hố mắt sau nhãn cầu
- Chán ăn, buồn nôn và nôn
- Đau cơ, đau khớp
Giai đoạn nguy hiểm
Giai đoạn này thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Giai đoạn này cần đặc biệt theo dõi các biểu hiện của người bệnh có dấu hiệu cảnh báo và tiến triển thành sốt xuất huyết dengue nặng.
Người bệnh bị thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (kéo dài từ 24 - 48 giờ); tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau. Nếu bị thoát huyết tương nhiều có thể dẫn tới sốc với các triệu chứng như vật vã, bứt rứt, li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, huyết áp tụt hoặc không đo được huyết áp, người bệnh đi tiểu ít.
Dấu hiệu xuất huyết:
- Xuất huyết dưới da: Các nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường xuất hiện ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc mảng bầm tím
- Xuất huyết niêm mạc: Chảy máu mũi, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn
- Xuất huyết nội tạng: Xuất huyết tiêu hóa, phổi, não với các biểu hiện nôn ra máu, đi ngoài ra máu do xuất huyết nội tạng
Một số trường hợp bị sốt xuất huyết nặng có thể có các biểu hiện suy tạng như:
Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở những người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc. Những trường hợp phải cấp cứu nhanh chóng như đau bụng, buồn nôn, tay chân lạnh, vật vã hốt hoảng...
Giai đoạn hồi phục
Qua giai đoạn nguy hiểm từ 24 - 48 giờ người bệnh bước vào giai đoạn hồi phục và kéo dài trong 2 - 3 ngày. Cơ thể người bệnh có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch.
Thể trạng người bệnh tốt dần lên, người bệnh hết sốt, có cảm giác thèm ăn và đi tiểu nhiều hơn. Trong giai đoạn này nhịp tim bệnh nhân còn chậm và điện tâm đồ thay đổi. Xét nghiệm tiểu cầu bắt đầu tăng.
Dấu hiệu nguy hiểm và biến chứng sốt xuất huyết
Dấu hiệu nguy hiểm cảnh giác
- Chảy máu: Các chấm hay đốm màu đỏ trên da, chảy máu mũi, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, kinh nguyệt nhiều bất thường hoặc chảy máu âm đạp
- Đau bụng dữ dội
- Nôn liên tục
- Rối loạn ý thức hoặc co giật
- Xanh tím, tay chân lạnh ẩm
- Khó thở
Ngoài ra, nếu người bệnh gặp phải tình trạng sốt cao liên tục không kiểm soát được ngay cả khi sử dụng thuốc hạ sốt thông thường cần đưa người bệnh tới bệnh viện để được xử trí càng sớm càng tốt.
2 biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp và nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm:
- Hạ tiểu cầu: Biến chứng này không khiến người bệnh mệt mỏi hay li bì nên nhiều người bệnh chủ quan không theo dõi cho tới khi bị xuất huyết ồ ạt.
Cách chăm sóc và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết
Cho tới nay bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chủ yếu điều trị triệu chứng của bệnh kết hợp với chế độ chăm sóc.
Hạ sốt: Người bệnh hạ sốt bằng paracetamol, trẻ em khó uống thuốc có thể chọn thuốc có vị ngọt. Bên cạnh đó, lau mát cho người bệnh bằng nước ấm, chườm khăn ấm lên trán, mặc quần áo rộng thoáng.
Chế độ nghỉ ngơi: Người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, không làm việc nặng nhọc
Chế độ ăn uống: Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, hạn chế đồ ăn có màu đỏ, nâu hay đen để tránh nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa
Cần thường xuyên theo dõi người bệnh nếu điều trị ngoại trú vì khi các dấu hiệu nặng lên hay tình trạng không cải thiện cần đưa ngay tới cơ sở y tế.
Phòng bệnh sốt xuất huyết
Hiện nay, chưa có vacxin phòng bệnh sốt xuất huyế t. Do đó, biện pháp phòng bệnh chủ yếu đề phòng muỗi đốt và diệt muỗi:
- Loại bỏ những nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy bằng cách đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, thả cá vào dụng cụ chứa nước, vệ sinh dụng cụ chứa nước thường xuyên đồng thời dọn vệ sinh khu vực sống.
- Phòng tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn kể cả ban ngày, sử dụng các sản phẩm chống muỗi, khiến muỗi tránh xa
- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun thuốc diệt muỗi phòng chống dịch sốt xuất huyết.
- Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết nhất do chưa biết bảo vệ mình nên dễ bị muỗi đốt. Để tăng sức đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm sốt cha mẹ lựa chọn sử dụng cho bé. Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất chứa vitamin C và Rutin 100% tự nhiên được chiết xuất từ Acerola cherry - loại quả giàu hàm lượng Vitamin C nhất thế giới. Sử dụng Cnattu Kids giúp mang lại hiệu quả vượt trội:
- Hỗ trợ giảm sốt, ngăn biến chứng xuất huyết, chảy máu cam do sốt
- Giảm và hỗ trợ điều trị trong mọi trường hợp sốt như sốt virus, sốt phát ban, sốt xuất huyết
- Tăng sức bền thành mạch máu, ngăn xuất huyết, chảy máu cam
Đặc biệt với độ pH trung tính, CNattu kids không có vị chua, mùi dịu nhẹ dễ uống nên rất an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng.