Bệnh Phong Tê Thấp Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Nhanh Nhất

Biến chứng nguy hiểm nhất của phong tê thấp đó chính là tàn phế. Đã từng có rất nhiều người mắc phải căn bệnh này nhưng chủ quan không chạy chữa nên dẫn đến tàn phế suốt đời. Chính vì thế, khi có dấu hiệu của bệnh thì cần phải điều trị ngay để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đối tượng và vị trí dễ bị mắc bệnh

Một số đối tượng dễ bị phong thấp xương khớp như:

+ Người gia cao tuổi do xương khớp thoái hóa.

+ Phong thấp ở trẻ em do yếu tố di truyền.

+ Trẻ sơ sinh bị phong thấp bẩm sinh

+ Đối tượng bị chấn thương nhưng không xử lý dứt điểm.

+ Người thừa cân, béo phì.

+ Thanh niên có thói quen lười vận động, sử dụng rượu, bia, thuốc lá,..

+ Phụ nữ giai đoạn sinh con, mãn kinh.

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, bệnh phong tê thấp có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khớp trên cơ thể, đặc biệt là ở các khớp như:

+ Khớp bài tay, ngón tay.

+ Cổ tay.

+ Bàn chân.

+ Đầu gối.

+ Khuỷu tay.

+ Cổ, cằm.

+ Khớp háng.

Các triệu chứng bệnh phong tê thấp đều khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu. Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh này đó là:

- Đau nhức, sưng đỏ cả hệ thống xương khớp như bàn tay, bàn chân.

- Tình trạng cứng khớp tại xương tay, bả vai, cột sống, xương chậu, đầu gối.

- Các bắp thịt có hiện tượng đau dữ dội, nhất là khi vừa ngủ dậy và nó còn có biểu hiện nổi những nốt mẫn đỏ dưới da. Triệu chứng này sẽ giảm dần theo thời gian trong ngày.

- Tình trạng đau nhức khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động, từ đó vận động sẽ gặp khó khăn.

- Nhiều người có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, mất ngủ, sốt, sốt nhẹ,...

- Thậm chí có nhiều người bệnh nặng sẽ phát ra tiếng kêu răng rắc ở các khớp xương khi vận động.

- Biến dạng khớp là một trong những dấu hiệu cũng là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh phong tê thấp.

Phong tê thấp thường là bệnh của người già nhưng hiện nay nó ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Rất nhiều người trẻ tuổi do một vài lý do nào đó cũng mắc phải chứng bệnh này. Theo các bác sĩ, bệnh phong tê thấp thường do các nguyên nhân sau gây ra:

Vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn ở đường hô hấp mang tên Streptococcus tan huyết nhóm A. Khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn này, các màng lót ở các khớp sẽ bị sưng lên, tiết ra chất đạm làm các màng này dày lên làm ảnh hưởng tới sức khỏe của xương khớp, sụn, gân, dây chằng,...

Theo thống kê, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh phong tê thấp nhiều hơn nam giới đồng thời bệnh ở nữ giới có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Do nữ giới có trạng thái sức khỏe kém nam giới, hơn nữa, nữ giới còn phải trải qua thời kỳ sinh đẻ, mãn kinh,... nên sức khỏe càng yếu đi, từ đó, xương khớp cũng bị ảnh hưởng và gây bệnh.

Đây là nguyên nhân thường thấy nhất của bệnh phong thấp. Tuổi tác càng cao, quá trình lão hóa xảy ra càng nhanh và đó chính là nguyên nhân khiến xương khớp bị tổn thương và gây đau.

Theo y học, yếu tố di truyền là nguyên nhân quan trọng gây ra căn bệnh phong tê thấp. Theo thống kê, trong một gia đình có người có tiền sử mắc bệnh phong thấp thì khả năng người thế hệ sau của gia đình đó mắc bệnh này rất cao.

Với những người sử dụng quá nhiều các thực phẩm có hàm lượng chất béo, đường cao nhưng lại thiếu hụt vitamin, protein, khoáng chất làm cơ thể không được cân bằng khiến cơ thể dễ bị béo phì, thừa cân. Đây là nguyên nhân làm cho các sụn khớp bị chèn ép gây tổn thương và đau.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây bệnh phong tê thấp như:

  • Thời tiết, khí hậu.
  • Môi trường sống.
  • Sức đề kháng kém.
  • Thói quen hút thuốc lá.

Bệnh phong thấp nguy hiểm không, gây biến chứng gì?

Bệnh phong thấp không đe dọa tới tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe người bệnh như:

  • Bệnh gây ra những cơn đau nhức khó chịu gây tác động xấu tới chất lượng cuộc sống.
  • Phong thấp có thể dẫn tới tình trạng dính khớp, khiên cho vận động và sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn.
  • Bệnh nếu không được xử lý kịp thời, khiến tình trạng phát triển nặng có thể gây biến chứng bại liệt bán thân thậm chí toàn phần.
  • Ngoài ra, phong tê thấp còn gây ra nhiều biến chứng khác như suy giảm hệ miễn dịch, cản trở hoàn động của tuần hoàn máu, thận, tuyến lệ,..

Như vậy có thể thấy, phong thấp gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe. Do vậy, ngay khi phát hiện chứng bệnh, các bạn nên chủ động tìm cách điều trị dứt điểm.

Điều trị phong thấp bằng Tây y được thực hiện hai cách tùy vào tình trạng của bệnh nhân sau đây:

Thông thường, người bệnh sẽ được các bác sĩ kê cho một số loại thuốc kháng viêm, thuốc chống miễn nhiễm, thuốc chống trầm cảm,... Đó là các loại thuốc NSAIDs, Steroids, COX 2 inhibitors, DMARDs, IL 1 Ra, TNF blockers...

Hai biện pháp chính đó là lọc máu để lấy bớt ra những kháng viêm khớp và phẫu thuật thay khớp.

Điều trị bệnh phong tê thấp bằng Tây y có ưu điểm là tiện lợi, dễ sử dụng nhưng nó lại gây ra tác dụng phụ với hệ tiêu hóa và àm ảnh hưởng tới gan, thận, hệ miễn dịch,... Vì thế, khi điều trị bằng Tây y bệnh nhân cần tuân theo tuyệt đối chỉ định của bác sĩ.

Trong Đông y có hai phương pháp chữa bệnh là sử dụng thuốc là vật lý trị liệu

Các bài thuốc điều trị bệnh phong tê thấp bằng Đông y có nguồn gốc tự nhiên nên ít gây tác dụng phụ đối với cơ thể nên người bệnh có thể yên tâm. Tuy nhiên, chữa bệnh bằng phương pháp này thì cần thời gian lâu dài và cần phải có sự kiên trì từ người bệnh. Bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây:

Thổ phụ linh, Thương nhĩ tử, Hi thiêm (mỗi loại 16g), Phòng phong, Đương quy, Khương hoạt, Bạch thược, Uy linh tiên, Ý sĩ, Tùy giải (mỗi loại 12gr), Tần giao, Quế chi, Bạch chỉ, Ma hoàng, Bạch Linh (mỗi loại 8gr) và Cam thảo (6gr).

Thương nhĩ tử, Ý dĩ (mỗi loại 12gr), Thiên niên kiện, Can khương, Xương truật, Uy linh tiên, Xuyên khung, Bạch linh, Bạch thược, Hoàng kỳ, Ngưu tất, Quế chi, Ma Hoàng (mỗi loại 8gr).

Thục địa (24g), Can khương (20g), Hoàng bá, Tỏa dương, Quy bản (mỗi loại 12gr), Bạch thược, Tri mẫu (mỗi loại 8gr), Trần bì (6gr).

Vậy lý trị liệu theo y học cổ truyền là cách mà bác sĩ Đông y sẽ sử dụng tới liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,... để tác động vào các huyệt vị nhằm mục đích lưu thông máu, thích thích sản sinh dịch khớp.

Người bệnh có thể dùng lá lốt sắc nước uống hàng ngày phối hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh tốt hơn. Bài thuốc gồm: Lá lốt và dây đau xương mỗi loại 15gr, 20gr dây chìa vôi sao vàng rồi sắc nước uống. Công dụng: Giảm đau giảm viêm rất tốt.

Chỉ cần kết hợp cây chìa vôi với lá lốt, cành dâu, cỏ xước. Mỗi loại 200g rồi sắc nước uống sẽ giúp người bệnh nhanh khỏi.Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc và điều trị bệnh phong tê thấp.

Ưu điểm của các bài thuốc nam là các vị thuốc dễ kiếm, ít tốn kém, có thể thực hiện tại nhà, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là thời gian điều trị lâu dài, cần phải kiên trì thực hiện mới có hiệu quả.

Những lưu ý giúp phòng và hỗ trợ trị bệnh hiệu quả

Ngoài ra, song song với việc điều trị thì bệnh nhân phong thấp cũng cần lưu ý một vài điểm sau để có thể phòng tránh bệnh tốt nhất, đồng thời giúp làm giảm các triệu chứng và không cho bệnh có nguy cơ phát triển:

- Xây dựng chế độ ăn, bổ sung những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, A, C, protein,... để có thể nâng cao hệ miễn dịch đồng thời giúp xương luôn chắc khỏe.

- Luôn giữ ấm cho cơ thể, nhất là vào mùa đông khi thời tiết chuyển lạnh. Vì thời tiết lạnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh phong tê thấp tái phát.

- Kết hợp với việc điều trị và chế độ ăn uống là chế độ tập luyện khoa học. Người bệnh chú ý là không nên tập luyện quá sức kẻo làm ảnh hưởng tới xương khớp khiến bệnh càng nặng hơn. Những bài tập tốt cho người bị bệnh phong tê thấp đó là đi bộ, bơi lội, yoga,...

Next Post Previous Post